Năm 2014, doanh nghiệp vẫn cần trợ giúp để vượt khó

VOV.VN -Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Cần tiếp tục các biện pháp giảm, giãn, hoãn thuế, xúc tiến thương mại… hỗ trợ DN.

Năm 2013, đối với nhiều doanh nghiệp trong nước là một năm đầy khó khăn, thử thách. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cả nước có trên 60.700 doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động, tăng 12% so với năm trước. Khảo sát mới nhất của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy: các doanh nghiệp đang có niềm tin vào năm 2014 khởi sắc hơn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu chỉ số động thái thực thấy vẫn chỉ ra rằng tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự ra khỏi vùng đáy. Phóng viên VOV phỏng vấn ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

PV: Thưa ông, nhìn lại năm 2013 thì ông có cảm nhận như thế nào về một bức tranh chung của doanh nghiệp nước ta?

Ông Vũ Tiến Lộc: Trong năm 2013, mặc dù trong bối cảnh khó khăn nhưng vẫn có trên 50.000 doanh nghiệp mới ra đời và số doanh nghiệp đang tạm thời ngừng hoạt động giải thể đã quay trở lại sản xuất kinh doanh là trên 10.000. Điều đó cho thấy trong bối cảnh khó khăn nhưng số doanh nghiệp gia nhập thị trường vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, do việc sản xuất kinh doanh khó khăn hơn nên số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể cũng tăng cao. Song đây là tất yếu đối với cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn.

Trong năm qua, phần lớn các doanh nghiệp trụ vững và tiếp tục giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, vẫn tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng, tiếp tục nộp thuế cho nhà nước và tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Những doanh nghiệp trụ vững được trong bối cảnh khó khăn như năm vừa qua thực sự là những dũng sỹ trong mặt trận kinh tế của đất nước. Năm 2013, đội ngũ doanh nhân Việt Nam cũng có thêm một bước trưởng thành khi phải đương đầu với những khó khăn của nền kinh tế. Các doanh nhân đã thực sự trưởng thành hơn, chất lượng đội ngũ doanh nghiệp đã được nâng cao hơn so với những năm trước đây. Tuy nhiên bức tranh chung của doanh nghiệp là vẫn khó khăn và chúng tôi cũng dự báo những khó khăn của doanh nghiệp tiếp tục tiếp diễn trong thời gian tới.

PV:  Năm 2013, tăng trưởng GDP cả nước ước khoảng 5,42%, cao hơn năm 2012 nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra. Phải chăng chỉ tiêu này không đạt được mục tiêu sản xuất trong nước là do chưa có sự hồi phục mạnh và số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động ngày càng nhiều, thưa ông?

Ông Vũ Tiến Lộc: Tăng trưởng GDP không đạt được theo kế hoạch là do nhiều nguyên nhân. Nhưng trong đó, nguyên nhân quan trọng là do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó khăn hơn và số doanh nghiệp ngừng hoạt động cũng tăng cao. Một số doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, một số là do hiệu quả kinh doanh thấp, cho nên không có điều kiện để duy trì sản xuất và mở rộng sản xuất, tồn kho một số doanh nghiệp vẫn cao, thị trường cạnh tranh rất gay gắt. Một trong những yêu cầu có thể duy trì được đà tăng trưởng, khôi phục lại đà tăng trưởng như những năm trước đây cần có những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Thời gian vừa rồi, Chính phủ có một loạt biện pháp có tác động tích cực đối với các doanh nghiệp, tuy nhiên liều lượng của các biện pháp đó còn hạn chế. Chúng tôi hy vọng, trong thời gian tới cần đưa nhanh nguồn lực để doanh nghiệp có thể tiếp cận được để việc sử dụng nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp được tốt hơn.

 PV: Năm 2014 vẫn được cảnh báo là còn nhiều khó khăn. Là cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, ông có đề xuất kiến nghị để hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn trong năm mới 2014 này?

Ông Vũ Tiến Lộc: Trong thời gian tới, Chính phủ cần có những biện pháp  quyết liệt trong cải cách cơ cấu. Đề nghị chính phủ tìm kiếm nguồn lực để có thể tiếp tục trợ giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn để trụ vững. Các biện pháp về giảm, giãn, hoãn thuế trên cơ sở điều kiện nguồn thu ngân sách nhà nước cố gắng bố trí nguồn lực thích hợp để hỗ trợ cho doanh nghiệp và các chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp cần được đẩy mạnh để tìm đầu ra,  tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh.

Trong năm tới, chúng ta cần nỗ lực về tái cấu trúc, cho nên sự hỗ trợ các cơ quan Chính phủ, của các nhà khoa học để giúp các doanh nghiệp đưa nhanh công  nghệ mới vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh cao hơn. Đấy là những biện pháp rất quan trọng để giúp doanh nghiệp có những bước phát triển mới vào năm tới và những năm tiếp theo./.

PV  Vâng xin cảm ơn ông./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp ngừng hoạt động có thể mất mã số thuế
Doanh nghiệp ngừng hoạt động có thể mất mã số thuế

Theo khuyến cáo, nếu DN chỉ có ý định tạm ngừng hoạt động nên thông báo ngay với cơ quan thuế và làm thủ tục tạm dừng nghĩa vụ thuế.

Doanh nghiệp ngừng hoạt động có thể mất mã số thuế

Doanh nghiệp ngừng hoạt động có thể mất mã số thuế

Theo khuyến cáo, nếu DN chỉ có ý định tạm ngừng hoạt động nên thông báo ngay với cơ quan thuế và làm thủ tục tạm dừng nghĩa vụ thuế.

Thị trường ASEAN – Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
Thị trường ASEAN – Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

VOV.VN-Hàng xuất khẩu sang ASEAN đa dạng như: gạo, dầu thô, xăng dầu, sắt thép, điện thoại, phụ tùng, linh kiện...

Thị trường ASEAN – Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường ASEAN – Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

VOV.VN-Hàng xuất khẩu sang ASEAN đa dạng như: gạo, dầu thô, xăng dầu, sắt thép, điện thoại, phụ tùng, linh kiện...

Doanh nghiệp rốt ráo lo thưởng Tết cho công nhân
Doanh nghiệp rốt ráo lo thưởng Tết cho công nhân

Các DN đang rốt ráo chuẩn bị kế hoạch chăm lo và thưởng Tết cho công nhân lao động để đảm bảo ai cũng có một cái Tết vui tươi, đầm ấm

Doanh nghiệp rốt ráo lo thưởng Tết cho công nhân

Doanh nghiệp rốt ráo lo thưởng Tết cho công nhân

Các DN đang rốt ráo chuẩn bị kế hoạch chăm lo và thưởng Tết cho công nhân lao động để đảm bảo ai cũng có một cái Tết vui tươi, đầm ấm

Doanh nghiệp lo về vốn mà quên chiến lược dài hạn
Doanh nghiệp lo về vốn mà quên chiến lược dài hạn

VOV.VN -Nhiều doanh nghiệp chỉ lo có được vốn sản xuất nhưng lại quên đi sản phẩm làm ra có bán được hay không.

Doanh nghiệp lo về vốn mà quên chiến lược dài hạn

Doanh nghiệp lo về vốn mà quên chiến lược dài hạn

VOV.VN -Nhiều doanh nghiệp chỉ lo có được vốn sản xuất nhưng lại quên đi sản phẩm làm ra có bán được hay không.

Doanh nghiệp lo ngắn, quên dài
Doanh nghiệp lo ngắn, quên dài

VOV.VN - Hai cái lo nhất của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là vốn và thị trường.

Doanh nghiệp lo ngắn, quên dài

Doanh nghiệp lo ngắn, quên dài

VOV.VN - Hai cái lo nhất của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là vốn và thị trường.