Năm 2014: Kiểm soát chặt chẽ CPI của từng địa phương

Đây là một trong những chỉ tiêu kinh tế xã hội quan trọng để quyết liệt chỉ đạo điều hành theo mục tiêu mà Bộ Tài chính đã đề ra.

Năm 2013, tình hình kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng có những diễn biến phức tạp. Theo đó, công tác tham mưu về các giải pháp tài chính nói chung, giải pháp quản lý, điều hành giá nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải nghiên cứu đề xuất kịp thời các giải pháp cho phù hợp. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn đó, công tác quản lý, điều hành giá trong năm qua đã đạt được những thành công đáng kể, góp phần kiềm chế lạm phát năm nay ở mức 6,04% (mức lạm phát thấp nhất trong 10 năm qua).

Ban hành nhiều văn bản pháp quy

Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành giá năm 2013 đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Với tinh thần chủ động khẩn trương, Bộ Tài chính đã triển khai tích cực công tác tham mưu cho Chính phủ trong việc quản lý điều hành giá, trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giá trong quá trình chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước về giá.

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ và căn cứ Luật Giá, Bộ Tài chính đã chủ động chỉ đạo và tham mưu đề xuất các giải pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Việc hoàn thiện các chế độ, chính sách về quản lý giá là việc quan trọng để triển khai, điều hành công tác giá. Căn cứ Luật giá, trong năm qua, Bộ Tài chính đã trình và được Chính phủ ban hành 03 Nghị định liên quan đến lĩnh vực giá gồm: Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hóa đơn và chuẩn bị ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định này; đã tổ chức tập huấn cho các địa phương về Luật giá và các văn bản QPPL hướng dẫn Luật giá. Bên cạnh đó, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương về tăng cường quản lý, bình ổn thị trường, giá cả; hướng dẫn nghiệp vụ về đăng ký giá, kê khai giá...

Tăng cường tính minh bạch

Thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương điều hành giá đối với điện, than, xăng dầu, dịch vụ công theo lộ trình với mức độ và thời gian điều chỉnh phù hợp đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội; đã từng bước tăng cường tính minh bạch, công khai hóa chi phí, giá sản xuất, tiêu thụ điện, than, xăng dầu, dịch vụ công; tăng cường kiểm soát chặt chẽ các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng Nhà nước định giá, những mặt hàng sản xuất theo đặt hàng từ NSNN.

Giá xăng dầu trong nước đã được điều hành tăng giảm hoặc giữ ổn định phù hợp với diễn biến giá thế giới (Saigonnews)

Với sự điều hành quyết liệt và đồng bộ như trên, trong năm 2013, giá một số mặt hàng quan trọng thiết yếu đã tiếp tục được điều hành theo lộ trình như: giá điện được điều chỉnh tăng 5%; giá than cho sản xuất điện được điều chỉnh tăng bằng với giá thành sản xuất than năm 2013; giá dịch vụ Khám chữa bệnh được điều chỉnh tăng tại 17 địa phương; giá dịch vụ Giáo dục được điều chỉnh tăng tại 40 địa phương... Tuy nhiên, do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành nên việc điều chỉnh giá không gây tác động mạnh đến CPI chung của cả nước năm 2013.

Năm qua, mặc dù giá xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp trong nhiều thời điểm có xu hướng tăng là chủ yếu và dao động ở mức cao nhưng giá xăng dầu trong nước đã được điều hành tăng giảm hoặc giữ ổn định phù hợp với diễn biến giá thế giới và mục tiêu kiềm chế lạm phát. Đạt được thành công trên là do chúng ta đã biết cách kết hợp hài hòa trong việc tăng hoặc giảm sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu hoặc điều chỉnh giảm lợi nhuận định mức trong cơ cấu giá cơ sở, đồng thời các đợt điều hành giá xăng dầu đều được thực hiện công khai. Mặt khác, quán triệt nguyên tắc thực hiện công khai minh bạch trong điều hành giá xăng dầu trong đó có Quỹ Bình ổn giá, Bộ Tài chính đã công khai chi tiết tình hình trích lập, sử dụng Quỹ BOG của từng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối theo định kỳ hàng quý, việc công khai được thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, vì vậy đã góp phần để người dân biết, giám sát việc tăng-giảm giá, việc trích lập và sử dụng Quỹ BOG xăng dầu. Qua đó, được dư luận đánh giá cao về sự công khai, minh bạch trong công tác điều hành giá.

Ngoài việc điều hành giá các mặt hàng cụ thể, trong năm 2013, Bộ Tài chính đã kiểm soát chặt chẽ các phương án giá, mức giá của hàng hóa dịch vụ do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch thanh toán bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Qua đó đã góp phần thực hiện việc kiểm soát chi từ Ngân sách Nhà nước trong đầu tư, trong chi tiêu thường xuyên, kiên quyết loại trừ các khoản chi không đúng định mức, tiêu chuẩn, chi sai chế độ chính sách. Công tác kiểm tra, thanh tra giá cũng được tiến hành thường xuyên, kịp thời.

Phương hướng năm 2014

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII đã thông qua mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế xã hội năm 2014 là: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Các chỉ tiêu chủ yếu gồm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,8%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%.

Có thể nói năm 2014, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường và doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát huy tác dụng. Niềm tin kinh doanh, niềm tin tiêu dùng sẽ được cải thiện... Những yếu tố đó báo hiệu sự phục hồi kinh tế trong nước sẽ rõ rệt hơn. Tuy nhiên, năm 2014 cũng tiềm ẩn khả năng lạm phát tăng cao do tác động theo độ trễ của những chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh năm 2013, tình hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi còn phức tạp và việc tiếp tục thực hiện chủ trương điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với một số hàng hóa, dịch vụ chiến lược, quan trọng thiết yếu (điện, than cho sản xuất điện, dịch vụ khám chữa bệnh, học phí...).

Chính vì vậy, năm 2014, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ. Đặc biệt, các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng CPI của địa phương và phải coi đây là một trong những chỉ tiêu kinh tế xã hội quan trọng để quyết liệt chỉ đạo điều hành theo mục tiêu đã đề ra. Đồng thời cần chú trọng triển khai một số nhiệm vụ chính như sau:

Một là, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Giá và các văn bản dưới Luật (Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá, Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá, các Thông tư hướng dẫn...) trong phạm vi cả nước. Tập trung đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giá theo yêu cầu.

Hai là, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường trong nước và quốc tế, làm tốt công tác thu thập, phân tích và dự báo thông tin thị trường để kịp thời đề xuất các giải pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát theo quy định của Luật Giá.

Ba là, tiếp tục thực hiện cơ chế giá thị trường, khuyến khích cạnh tranh về giá, áp dụng các biện pháp khuyến mại, giảm giá theo quy định của pháp luật hiện đang áp dụng đối với đại bộ phận hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế. Đồng thời, tiếp tục điều hành giá điện, giá xăng dầu, giá than cho sản xuất điện, giá dịch vụ công theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; Kiểm soát chặt chẽ giá hàng hóa dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công, hàng dự trữ quốc gia chi từ nguồn Ngân sách Nhà nước góp phần thực hiện theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Bốn là, tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của Luật Giá, chú trọng kiểm tra, thanh tra về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và công khai thông tin về giá, nhất là đối với các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu cơ bản và hàng tiêu dùng thiết yếu. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ giá hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa dịch vụ thuộc diện bình ổn giá; hàng hóa dịch vụ do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch chi từ ngân sách nhà nước.

Năm là, thực hiện nghiêm quy định của Pháp luật về đấu thầu, đấu giá, thẩm định giá đối với hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Sáu là, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp khác góp phần bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát như: chính sách tài khoá chặt chẽ, chính sách tiền tệ linh hoạt. Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát; quản lý chặt chẽ, hiệu quả đầu tư công; tăng cường quản lý thị trường, hoàn thiện hệ thống phân phối lưu thông...

Bảy là, thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về cơ chế, chính sách, pháp luật và chủ trương điều hành giá của Đảng, Nhà nước; công khai thông tin về giá và công tác điều hành giá theo quy định của Luật Giá để tạo sự đồng thuận và giám sát từ công luận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

CPI tháng 11 chỉ tăng 0,34%
CPI tháng 11 chỉ tăng 0,34%

VOV.VN - Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) vừa công bố số liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên cả nước tháng 11/2013. 

CPI tháng 11 chỉ tăng 0,34%

CPI tháng 11 chỉ tăng 0,34%

VOV.VN - Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) vừa công bố số liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên cả nước tháng 11/2013. 

Đề nghị 19 tỉnh có mức tăng CPI cao kiểm soát giá
Đề nghị 19 tỉnh có mức tăng CPI cao kiểm soát giá

VOV.VN -Bộ Tài chính vừa có công văn gửi 19 tỉnh, thành phố tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát năm 2014

Đề nghị 19 tỉnh có mức tăng CPI cao kiểm soát giá

Đề nghị 19 tỉnh có mức tăng CPI cao kiểm soát giá

VOV.VN -Bộ Tài chính vừa có công văn gửi 19 tỉnh, thành phố tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát năm 2014

Tổng cục Thống kê lên tiếng việc đính chính CPI
Tổng cục Thống kê lên tiếng việc đính chính CPI

Nguyên nhân dẫn đến việc sai sót này là do lỗi kỹ thuật ở một trong những khâu tính toán

Tổng cục Thống kê lên tiếng việc đính chính CPI

Tổng cục Thống kê lên tiếng việc đính chính CPI

Nguyên nhân dẫn đến việc sai sót này là do lỗi kỹ thuật ở một trong những khâu tính toán

Chỉ số CPI: Đã thở phào, nhưng chưa nhẹ nhõm!
Chỉ số CPI: Đã thở phào, nhưng chưa nhẹ nhõm!

VOV.VN-CPI đã được khống chế thành công, nhưng nó lại vẽ một bức tranh khá buồn về năng lực tiêu dùng và chất lượng cuộc sống của người dân

Chỉ số CPI: Đã thở phào, nhưng chưa nhẹ nhõm!

Chỉ số CPI: Đã thở phào, nhưng chưa nhẹ nhõm!

VOV.VN-CPI đã được khống chế thành công, nhưng nó lại vẽ một bức tranh khá buồn về năng lực tiêu dùng và chất lượng cuộc sống của người dân

CPI cả nước tháng 1 tăng 0,69%
CPI cả nước tháng 1 tăng 0,69%

VOV.VN -Mức tăng thấp này do nhiều địa phương bình ổn giá hàng thiết yếu dịp Tết Nguyên đán và sức mua của thị trường vẫn ở mức thấp.

CPI cả nước tháng 1 tăng 0,69%

CPI cả nước tháng 1 tăng 0,69%

VOV.VN -Mức tăng thấp này do nhiều địa phương bình ổn giá hàng thiết yếu dịp Tết Nguyên đán và sức mua của thị trường vẫn ở mức thấp.

CPI năm 2013 dự báo được kiềm chế ở mức khoảng 7%
CPI năm 2013 dự báo được kiềm chế ở mức khoảng 7%

VOV.VN -Trong 3 tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng có thể tăng cao hơn so với tốc độ tăng của những tháng đầu năm.

CPI năm 2013 dự báo được kiềm chế ở mức khoảng 7%

CPI năm 2013 dự báo được kiềm chế ở mức khoảng 7%

VOV.VN -Trong 3 tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng có thể tăng cao hơn so với tốc độ tăng của những tháng đầu năm.

CPI tháng Tết tại TP HCM tăng nhẹ
CPI tháng Tết tại TP HCM tăng nhẹ

CPI tháng 1 phản ánh sức mua trên thị trường sụt giảm mạnh so với mọi năm.

CPI tháng Tết tại TP HCM tăng nhẹ

CPI tháng Tết tại TP HCM tăng nhẹ

CPI tháng 1 phản ánh sức mua trên thị trường sụt giảm mạnh so với mọi năm.

Xăng dầu chỉ tác động 0,1 điểm phần trăm mức tăng CPI
Xăng dầu chỉ tác động 0,1 điểm phần trăm mức tăng CPI

VOV.VN - Bộ Công Thương cho rằng CPI tháng 8 tăng chủ yếu do tác động bởi chỉ số giá nhóm giáo dục và y tế.

Xăng dầu chỉ tác động 0,1 điểm phần trăm mức tăng CPI

Xăng dầu chỉ tác động 0,1 điểm phần trăm mức tăng CPI

VOV.VN - Bộ Công Thương cho rằng CPI tháng 8 tăng chủ yếu do tác động bởi chỉ số giá nhóm giáo dục và y tế.

Các TCTD kỳ vọng CPI tháng 12/2013 tăng 0,62%
Các TCTD kỳ vọng CPI tháng 12/2013 tăng 0,62%

VOV.VN -Với đà tăng của 11 tháng trước, lạm phát cả năm 2013 có khả năng đạt khoảng 6,15%.

Các TCTD kỳ vọng CPI tháng 12/2013 tăng 0,62%

Các TCTD kỳ vọng CPI tháng 12/2013 tăng 0,62%

VOV.VN -Với đà tăng của 11 tháng trước, lạm phát cả năm 2013 có khả năng đạt khoảng 6,15%.