Nâng cao giá trị nông sản Bình Định

VOV.VN - Tỉnh Bình Định có diện tích trồng cây ăn trái như bưởi, dừa xiêm, sầu riêng, mít... khá lớn. Tuy nhiên, trái cây chỉ bán thô cho thương lái chưa mang lại hiệu quả cao, thiếu tính bền vững. Tỉnh này đang tập trung thu hút đầu tư các dự án lớn về chế biến nông sản, chế biến sản phẩm từ trái cây nhằm nâng cao giá trị nông sản.

 

Những ngày này, tại vườn trái cây rộng 7 hécta của ông Phạm Đình Độ, ở xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định rất đông thương lái thu hái vụ bưởi trái vụ. Hàng nghìn cây bưởi da xanh nặng trĩu quả giúp gia đình ông Độ thu nhập hàng trăm triệu đồng. Ông Độ đã phục hóa vùng gò đồi trồng keo, bạch đàn thành vườn trái cây rộng lớn.

Ông Phạm Đình Độ cho biết, trái cây chủ yếu bán tại vườn cho thương lái đưa đi nơi khác tiêu thụ: “Trồng cây bưởi da xanh không khó lắm, khi mọi người làm đúng kỹ thuật thì hiệu quả hơn các cây khác. Cây bưởi trồng từ 4 - 5 năm là có thu hoạch ổn định. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hoài Ân hướng dẫn bên kỹ thuật rồi, mình học thêm để phát triển vườn cây ăn trái xanh tốt. Vụ này tôi đang bán trái cây và thu nhập 600 triệu đồng. Thương lái đến tận vườn thu mua và tự hái. Nếu có một nhà máy chế biến sâu tại địa phương thì tốt hơn, chớ không có nhà máy là thất bại”.

Huyện Hoài Ân là địa phương phát triển cây ăn trái lớn nhất tỉnh Bình Định. Toàn huyện có 3.932 ha diện tích cây ăn quả, tăng 2,3% so cùng kỳ năm trước. Một số cây có diện tích tăng nhanh như: bưởi, bơ, dừa, chôm chôm, sầu riêng. Huyện Hoài Ân duy trì và nhân rộng diện tích đạt chứng nhận VietGAP trên 55 hécta; triển khai lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm trên nhiều diện tích sản xuất cây bưởi da xanh.

Hiện nay, nhiều nông sản của huyện Hoài Ân đã được đưa lên sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, cây ăn trái chủ yếu bán thô, chưa qua sơ chế và chế biến mà chỉ ở quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế.

Ông Võ Duy Tín, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoài Ân cho biết, địa phương đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung phát triển vùng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm; tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Huyện ưu tiên phát triển, nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất, trồng trọt ứng dụng công nghệ cao.

“Sử dụng trái bưởi, trái dừa chế biến thị trường trong nước để làm ra các loại nguyên liệu từ vỏ bưởi, vỏ dừa thì hiện nay chưa có. Trong năm 2024, huyện Hoài Ân xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là kêu gọi nhà đầu tư, các doanh nghiệp đặt vấn đề cho đầu tư cơ sở chế biến hay nhà máy chế biến sâu, các sản phẩm nông sản của địa bàn để mà phát huy giá trị, sản phẩm hiện có, đặc biệt 2 sản phẩm chủ lực là cây bưởi da xanh và dừa xiêm” - ông Võ Duy Tín nói.

Để khắc phục tình trạng nông sản được mùa lại khó tiêu thụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định phối hợp với Sở Công Thương tỉnh và các địa phương xây dựng chuỗi giá trị từ người sản xuất, thu mua đến chế biến sâu. Ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết, tỉnh kêu gọi doanh nghiệp tham gia chế biến sâu các loại nông sản trên địa bàn.

“Đối với ngành nông nghiệp phải rà soát lại những diện tích quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực và cây ăn quả. Làm thế nào chúng ra quản lý quy hoạch và thực hiện tốt trong sản phẩm của trồng trọt này để làm sao không có sản phẩm thừa, khó tiêu thụ đối với bà con” - ông Trần Văn Phúc nói.

Đến nay, tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty Cổ phần Vinanutrifood Bình Định thuộc Công ty Cổ phần Thực Phẩm Dinh Dưỡng Hữu Cơ Việt Nam - Vinanutrifood làm chủ đầu tư Dự án Khu sản xuất, chế biến nông, lâm sản tập trung. Dự án rộng 10 ha tại thôn 2, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Mục tiêu của dự án là sản xuất và chế biến nông, lâm sản tập trung, bao gồm các loại thức ăn chăn nuôi, hoa quả đóng lon, hoa quả hòa tan, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.

Tổng vốn đầu tư Dự án hơn 495 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành, đi vào hoạt động trong Quý IV năm 2027. Đây là một dự án có quy mô lớn, mang tính đột phá, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Dự án này khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định, tỉnh đang tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để các nhà máy chế biến sớm xây dựng đi vào hoạt động: “Về nông nghiệp chúng ta đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tạo vùng nguyên liệu lớn cho sản xuất chế biến. Hiện nay còn rất nhiều nhà đầu tư về nhà máy chế biến muốn đầu tư. Tỉnh sẽ tiếp tục bố trí những khu vực làm nhà máy chế biến. Trong đó chế biến từ sản phẩm nông nghiệp là căn cơ. Như vậy chúng ta tiếp tục kêu gọi các nhà máy vào đây nữa. Chúng ta vừa có nông nghiệp, vừa có được công nghiệp, kiên quyết là không xuất thô nữa".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sản phẩm khởi nghiệp ở nông thôn Long An vượt khó vươn xa
Sản phẩm khởi nghiệp ở nông thôn Long An vượt khó vươn xa

VOV.VN - Nhiều bạn trẻ tại Long An đang khởi nghiệp bằng những sản phẩm xanh, đặc trưng của địa phương. Những sản phẩm này phần lớn là mới, độc đáo và đang được ngành chức năng địa phương tạo điều kiện để nâng cao chất lượng, có thể vươn ra thị trường trong và ngoài nước. Điều này mang lại những động lực khởi nghiệp cho nhiều bạn trẻ khác tại địa phương.

Sản phẩm khởi nghiệp ở nông thôn Long An vượt khó vươn xa

Sản phẩm khởi nghiệp ở nông thôn Long An vượt khó vươn xa

VOV.VN - Nhiều bạn trẻ tại Long An đang khởi nghiệp bằng những sản phẩm xanh, đặc trưng của địa phương. Những sản phẩm này phần lớn là mới, độc đáo và đang được ngành chức năng địa phương tạo điều kiện để nâng cao chất lượng, có thể vươn ra thị trường trong và ngoài nước. Điều này mang lại những động lực khởi nghiệp cho nhiều bạn trẻ khác tại địa phương.

Lâm Đồng đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến nông sản hữu cơ
Lâm Đồng đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến nông sản hữu cơ

VOV.VN - Lâm Đồng là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều sản phẩm nông sản hữu cơ của tỉnh như rau, hoa, cà phê… đã có mặt trên khắp thị trường trong nước và xuất khẩu.

Lâm Đồng đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến nông sản hữu cơ

Lâm Đồng đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến nông sản hữu cơ

VOV.VN - Lâm Đồng là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều sản phẩm nông sản hữu cơ của tỉnh như rau, hoa, cà phê… đã có mặt trên khắp thị trường trong nước và xuất khẩu.

Rào cản nào khiến nông sản vùng Tây Nguyên khó ra thị trường thế giới?
Rào cản nào khiến nông sản vùng Tây Nguyên khó ra thị trường thế giới?

VOV.VN - Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả. Tuy nhiên, còn khá nhiều rào cản để nông sản xuất khẩu của Vùng Tây nguyên có mặt tại thị trường nước ngoài.

Rào cản nào khiến nông sản vùng Tây Nguyên khó ra thị trường thế giới?

Rào cản nào khiến nông sản vùng Tây Nguyên khó ra thị trường thế giới?

VOV.VN - Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả. Tuy nhiên, còn khá nhiều rào cản để nông sản xuất khẩu của Vùng Tây nguyên có mặt tại thị trường nước ngoài.