Nâng cao hiệu quả các nguồn lực tài chính phát triển kinh tế trong bối cảnh mới

VOV.VN - Ngày 23/8/2024, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Ban Kinh tế Trung ương, Vụ Kinh tế tổng hợp phối hợp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo 'Phát huy và nâng cao hiệu quả các nguồn lực tài chính phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh mới'.

Đây là sự kiện trong chuỗi hoạt động nghiên cứu, khảo sát, tham vấn ý kiến các bên liên quan và chuyên gia nhằm có thêm luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng Đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW (ban hành ngày 15/1/2019) của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.

Báo cáo từ hội thảo cho thấy trong 5 năm vừa qua, nguồn vốn ngân hàng đang chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong cơ cấu vốn của nền kinh tế, từ mức khoảng 41% năm 2019, đến tháng 6 năm nay đã tăng lên mức 53,4%.

Thị trường chứng khoán, dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng thị trường cổ phiếu mới chỉ chiếm khoảng 0,75% tổng huy động vốn. Còn nguồn vốn đầu tư công, vốn FDI chỉ chiếm từ 16- 17% với nguồn lực tư nhân khoảng 4,8%. Vì thế các chuyên gia khuyến nghị cần mở rộng thêm cơ chế để thu hút các nguồn vốn khác.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) nhấn mạnh trong nhiều năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc huy động và phân bổ nguồn lực tài chính phục vụ cho phát triển kinh tế. Hệ thống ngân hàng, thị trường vốn, và các tổ chức tài chính đã không ngừng phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, nguồn lực tài chính chưa được phân bổ hiệu quả, thiếu cơ chế kết nối giữa các nguồn vốn trong và ngoài nước, công cụ tài chính hiện đại và các dịch vụ tài chính số chưa phát triển đồng bộ.

Đề cập cơ chế thu hút nguồn lực từ tư nhân, thúc đẩy hợp tác công tư (PPP), ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho rằng, hiện nay thu hút đầu tư PPP đa số tại các dự án hạ tầng, do đó nên mở rộng sang các dự án tài chính, các dự án lớn về cơ sở hạ tầng tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm và các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, năng lượng, công nghệ thông tin và các dự án công cộng có ý nghĩa chiến lược.

Để làm được điều đó, theo ông, cần tiếp tục hoàn thiện luật pháp về PPP một cách minh bạch và ổn định, đặc biệt là về quy trình đấu thầu, phân chia rủi ro giữa các bên, và bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư tư nhân.

Cùng với đó đa dạng hóa các hình thức đầu tư như mô hình đối tác công – tư, đầu tư công – quản trị tư và đầu tư tư – quản trị công. Việc áp dụng linh hoạt các mô hình này sẽ tạo ra sự chủ động cho khu vực tư nhân trong quản lý và vận hành dự án, đồng thời giảm tải gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, tạo cơ chế ưu đãi về thuế, tín dụng và hỗ trợ tài chính phù hợp để thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn lớn tham gia đầu tư vào các dự án trọng điểm.

Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế tư nhân tiếp cận vốn từ thị trường vốn quốc tế như: Nâng cao năng lực quản trị tài chính và minh bạch hóa báo cáo tài chính, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về quản trị tài chính. Điều này sẽ giúp họ xây dựng uy tín và nâng cao cơ hội huy động vốn trên thị trường quốc tế.

Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hành trái phiếu quốc tế, đồng thời thúc đẩy quá trình niêm yết trên các sàn giao dịch quốc tế, tạo điều kiện để họ tiếp cận được nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài…

Mở rộng và cải thiện khung pháp lý để thu hút vốn ngoại cũng là điều ông Johnathan Hạnh Nguyễn bày tỏ quan tâm. Chính phủ cần xem xét mở rộng room giới hạn sở hữu và điều chỉnh các chính sách ưu đãi để thu hút các tập đoàn tài chính quốc tế lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia vào việc phát triển thị trường tài chính. Điều này không chỉ giúp tăng cường nguồn lực mà còn mang lại công nghệ quản trị hiện đại và tri thức tài chính tiên tiến.

Ông cũng nhấn mạnh vai trò của việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế trong việc huy động nguồn lực tài chính cho Việt Nam và cơ chế để hình thành trung tâm tài chính quốc tế. Tập đoàn IPPG đã tài trợ cho đề án TTTC Quốc Tế tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vì nhận thấy đây là chiến lược dài hạn có ý nghĩa quan trọng, không chỉ để thu hút nguồn lực tài chính mà còn nâng tầm vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế toàn cầu.

“Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc phát huy và nâng cao hiệu quả các nguồn lực tài chính là chìa khóa để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng và đảm bảo phát triển bền vững. Điều này đòi hỏi sự đồng lòng từ cả chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Tôi tin rằng, nếu chúng ta có chiến lược rõ ràng, chính sách nhất quán và tận dụng tốt các cơ hội từ các xu hướng mới như chuyển đổi số, Việt Nam hoàn toàn có thể vươn lên trở thành một điểm sáng về hiệu quả quản lý và khai thác các nguồn lực tài chính trong khu vực và trên thế giới” – ông Johnathan Hạnh Nguyễn nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giám sát về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực: Phải rõ trách nhiệm
Giám sát về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực: Phải rõ trách nhiệm

VOV.VN - “Giám sát nhiều, đi thực tế nhiều nhưng cuối cùng sản phẩm giám sát phải kiến nghị chỉ ra cơ quan nào, ngành nào thực hiện, chưa thực hiện” – Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Giám sát về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực: Phải rõ trách nhiệm

Giám sát về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực: Phải rõ trách nhiệm

VOV.VN - “Giám sát nhiều, đi thực tế nhiều nhưng cuối cùng sản phẩm giám sát phải kiến nghị chỉ ra cơ quan nào, ngành nào thực hiện, chưa thực hiện” – Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Xử lý dứt điểm các dự án, đất đai sai phạm để khơi thông nguồn lực phát triển quan trọng
Xử lý dứt điểm các dự án, đất đai sai phạm để khơi thông nguồn lực phát triển quan trọng

VOV.VN - Sáng 9/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, cơ quan của Quốc hội, các địa phương về kế hoạch triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố.

Xử lý dứt điểm các dự án, đất đai sai phạm để khơi thông nguồn lực phát triển quan trọng

Xử lý dứt điểm các dự án, đất đai sai phạm để khơi thông nguồn lực phát triển quan trọng

VOV.VN - Sáng 9/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, cơ quan của Quốc hội, các địa phương về kế hoạch triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố.

Thủ tướng: Rà soát vướng mắc trong pháp luật để khơi thông mọi nguồn lực
Thủ tướng: Rà soát vướng mắc trong pháp luật để khơi thông mọi nguồn lực

VOV.VN - Thủ tướng chỉ rõ nguyên tắc của việc điều chỉnh, bổ sung luật phải là những vấn đề cấp bách, thực sự cần thiết, nhằm tạo đột phá, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong các văn bản ở tầm luật, phục vụ thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn.

Thủ tướng: Rà soát vướng mắc trong pháp luật để khơi thông mọi nguồn lực

Thủ tướng: Rà soát vướng mắc trong pháp luật để khơi thông mọi nguồn lực

VOV.VN - Thủ tướng chỉ rõ nguyên tắc của việc điều chỉnh, bổ sung luật phải là những vấn đề cấp bách, thực sự cần thiết, nhằm tạo đột phá, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong các văn bản ở tầm luật, phục vụ thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn.