"Nên chọn Bộ trưởng Thăng làm tư lệnh cổ phần hóa"

Ngày 6/3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 15 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp Nhà nước.

Trước đó, chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty cần nghiêm túc, quyết liệt thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tạo ra chuyển biến mạnh mẽ và có được kết quả rõ rệt thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trong đó tập trung thực hiện cổ phần hóa 432 doanh nghiệp theo phương án đã phê duyệt.

Các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi phụ trách.

Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh kiên quyết thay thế, điều chuyển lãnh đạo doanh nghiệp chần chừ, không nghiêm túc thực hiện, thực hiện không có kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và nhiệm vụ chủ sở hữu giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng cần có một vị “tư lệnh” chịu trách nhiệm về cổ phần hóa, để đảm bảo chủ trương này được thực hiện một cách tích cực và hiệu quả.

Bên cạnh đó, ông cho rằng, vẫn còn trở lực từ các bộ, ngành và địa phương trong quá trình cổ phần hóa. Một số chủ sở hữu vẫn muốn nắm giữ hay duy trì cổ phần chi phối. Họ quan niệm nếu giảm cổ phần đi, hoặc cổ phần hóa hết thì không còn gì để quản lý nữa. Do đó, để thực sự đẩy mạnh được cổ phần hóa, cần có một vị “tư lệnh” chịu trách nhiệm quá trình này.

Ông Hải cho rằng, vị trí này có thể giao cho Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng làm. Bởi lẽ, đây là cá nhân có đóng góp và kinh nghiệm trong quá trình cổ phần hóa thời gian qua.

Từ thời điểm ông Thăng nhậm chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đến nay, bộ này là điển hình về tiến độ cổ phần hóa mạnh mẽ trong thời gian qua. Vị "tư lệnh" này cũng cần có đủ thẩm quyền để đôn đốc thực hiện. Tiến độ thực hiện không chỉ tính theo quý mà phải được tính theo tháng và theo tuần.

Về việc quá trình cổ phần hóa bị trì hoãn, ông Hải cho rằng, có thể họ là những doanh nghiệp thua lỗ hoặc đang giấu lỗ. Thực tế, có trường hợp doanh nghiệp lỗ mấy năm rồi nhưng vẫn báo lãi, do đó, sức ép cổ phần hóa làm họ lúng túng và muốn trì hoãn để làm đẹp báo cáo tài chính.

Những doanh nghiệp càng khó khăn, muốn lùi cổ phần hóa lại càng phải làm quyết liệt. Bởi lẽ, nếu chậm cổ phần hóa, có thể tài sản Nhà nước sẽ không còn gì cả. Thậm chí, có những doanh nghiệp không những mất hết vốn nhà nước mà “ăn” vào cả vốn ngân hàng.

Quan sát những năm vừa qua cho thấy, hai đầu tàu lớn của cả nước là Tp.HCM và Hà Nội tiến hành cổ phần hóa rất chậm nhưng lại hay ngụy biện. Trong khi đó, doanh nghiệp ở một thành phố nhiều thuận lợi hơn hẳn các doanh nghiệp thuộc địa phương khác và bộ, ngành. Thế nhưng, các thành phố vẫn cứ muốn nắm giữ. “Bông Bạch Tuyết” là bài học điển hình nhất cho sự chậm trễ dẫn đến mất vốn nhà nước.

Còn đối với trường hợp cổ phần hóa Kem Tràng Tiền, Intimex từ nhiều năm trước, khiến nhiều ý kiến lo ngại việc cổ phần hóa mạnh mẽ có thể gây thiệt hại cho Nhà nước.

Ông Hải cho rằng đây là những nhận định sai lầm. Theo ông, cổ phần hóa chính là cứu tài sản Nhà nước. Nếu không cổ phần hóa, tài sản Nhà nước có thể mất. Trong khi đó, thực hiện cổ phần hóa chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả.

Dù vậy, cũng cần nói là không thể cân đong đo đếm chính xác mọi trường hợp, bởi sự biến động của thị trường và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hóa. Do đó, rất cần tỉnh táo trong các phương án. Hầu hết doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều hoạt động tốt hơn và hiệu quả, thu hút nhiều lao động, đóng thuế cho Nhà nước.

Một số trường hợp quá bi bét, không thể cổ phần hóa được nữa thì nên cho giải thể phá sản càng sớm càng tốt. Mọi vướng mắc về cơ chế hầu như đã được tháo gỡ, vấn đề hiện tại chỉ là cần công khai minh bạch trong quá trình thực hiện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cam kết đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Cam kết đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Năm 2014 dứt khoát phải tái cơ cấu DNNN sau khi các đề án đã được phê duyệt xong.

Cam kết đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Cam kết đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Năm 2014 dứt khoát phải tái cơ cấu DNNN sau khi các đề án đã được phê duyệt xong.

Cổ phần hóa 11 Tổng công ty thuộc Bộ Giao thông
Cổ phần hóa 11 Tổng công ty thuộc Bộ Giao thông

VOV.VN -Đến cuối tháng 5/2014, các Tổng công ty sẽ thực hiện đăng ký doanh nghiệp và chi trả tiền giải quyết chế độ lao động.

Cổ phần hóa 11 Tổng công ty thuộc Bộ Giao thông

Cổ phần hóa 11 Tổng công ty thuộc Bộ Giao thông

VOV.VN -Đến cuối tháng 5/2014, các Tổng công ty sẽ thực hiện đăng ký doanh nghiệp và chi trả tiền giải quyết chế độ lao động.

Thủ tướng lệnh cách chức “sếp” DNNN chần chừ cổ phần hóa
Thủ tướng lệnh cách chức “sếp” DNNN chần chừ cổ phần hóa

VOV.VN-Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại kết luận sau hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 2014-2015.

Thủ tướng lệnh cách chức “sếp” DNNN chần chừ cổ phần hóa

Thủ tướng lệnh cách chức “sếp” DNNN chần chừ cổ phần hóa

VOV.VN-Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại kết luận sau hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 2014-2015.

Bộ trưởng Đinh La Thăng nói lý do cổ phần hóa nhanh các DNNN
Bộ trưởng Đinh La Thăng nói lý do cổ phần hóa nhanh các DNNN

VOV.VN - Trong năm nay và trong năm 2015, Bộ GTVT sẽ thực hiện cổ phần hóa toàn bộ doanh nghiệp nhà nước còn lại. 

Bộ trưởng Đinh La Thăng nói lý do cổ phần hóa nhanh các DNNN

Bộ trưởng Đinh La Thăng nói lý do cổ phần hóa nhanh các DNNN

VOV.VN - Trong năm nay và trong năm 2015, Bộ GTVT sẽ thực hiện cổ phần hóa toàn bộ doanh nghiệp nhà nước còn lại.