Ngân hàng cảnh báo hàng loạt chiêu mới “rút ruột” tài khoản

VOV.VN - Thời gian gần đây, một số hình thức lừa đảo mới xuất hiện, nhằm đánh cắp thông tin dịch vụ ngân hàng, qua đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.

Phương thức chung của các hình thức lừa đảo này là thông qua việc mạo danh ngân hàng, nhân viên ngân hàng để yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng.

Đối tượng lừa đảo thực hiện gửi nội dung thông báo kèm theo đường link lừa đảo qua tin nhắn SMS, email, phần mềm chat…, thậm chí giả mạo tin nhắn SMS thương hiệu Vietcombank, để lừa khách hàng bấm vào link và cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng số, dịch vụ thẻ (tên đăng nhập, số thẻ, mật khẩu, mã OTP), từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng.

Tình trạng giả mạo tin nhắn cũng được ghi nhận tại một số ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)...

Không chỉ vậy, các đối tượng lừa đảo còn mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện để hỏi có phải khách hàng đang chờ tiền về không; thông báo khách hàng gặp trục trặc khi đang sử dụng dịch vụ ngân hàng; xác minh giao dịch khách hàng vừa mới thực hiện; thông báo khách hàng bị lộ thông tin thẻ; thông báo cho khách hàng về việc tra soát giao dịch ngân hàng…

Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng số và dịch vụ thẻ (tên đăng nhập, số thẻ, mật khẩu, mã OTP), từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng.

Trước những thủ đoạn trên, các ngân hàng khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên bấm vào các đường link này. Trường hợp đã lỡ bấm vào đường link, tuyệt đối không được cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP), dịch vụ thẻ (số thẻ, mã OTP), thông tin tài khoản hay thông tin cá nhân nào khác.

Các ngân hàng khẳng định, ngân hàng không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như tin nhắn SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook messenger…). Đặc biệt, ngân hàng cũng không gọi điện để yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngân hàng cảnh báo thủ đoạn thế chấp tài sản bằng ô tô bán thành phẩm
Ngân hàng cảnh báo thủ đoạn thế chấp tài sản bằng ô tô bán thành phẩm

VOV.VN - Mới đây, NHNN có công văn gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cảnh báo thủ đoạn trong việc thế chấp tài sản xe ô tô sát xi.

Ngân hàng cảnh báo thủ đoạn thế chấp tài sản bằng ô tô bán thành phẩm

Ngân hàng cảnh báo thủ đoạn thế chấp tài sản bằng ô tô bán thành phẩm

VOV.VN - Mới đây, NHNN có công văn gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cảnh báo thủ đoạn trong việc thế chấp tài sản xe ô tô sát xi.

Cảnh báo: Ngân hàng có thể thành mục tiêu của tội phạm công nghệ cao
Cảnh báo: Ngân hàng có thể thành mục tiêu của tội phạm công nghệ cao

VOV.VN- Cuối năm là thời điểm tội phạm công nghệ hoạt động mạnh. Các đối tượng sử dụng nhiều "chiêu" để chiếm đoạt hoặc “khống chế” tài khoản của khách hàng.

Cảnh báo: Ngân hàng có thể thành mục tiêu của tội phạm công nghệ cao

Cảnh báo: Ngân hàng có thể thành mục tiêu của tội phạm công nghệ cao

VOV.VN- Cuối năm là thời điểm tội phạm công nghệ hoạt động mạnh. Các đối tượng sử dụng nhiều "chiêu" để chiếm đoạt hoặc “khống chế” tài khoản của khách hàng.

Cảnh báo doanh nghiệp Pakistan lừa đảo qua ngân hàng
Cảnh báo doanh nghiệp Pakistan lừa đảo qua ngân hàng

VOV.VN - Thương vụ Việt Nam tại Pakistan vừa đưa ra cảnh báo về Công ty JILANI INTERNATIONAL lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu nguyên liệu thủy sản.

Cảnh báo doanh nghiệp Pakistan lừa đảo qua ngân hàng

Cảnh báo doanh nghiệp Pakistan lừa đảo qua ngân hàng

VOV.VN - Thương vụ Việt Nam tại Pakistan vừa đưa ra cảnh báo về Công ty JILANI INTERNATIONAL lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu nguyên liệu thủy sản.