Ngân hàng nội khó tiếp cận doanh nghiệp FDI

Tổng giám đốc NH Sacombank: Hiện tại, đa số các doanh nghiệp FDI chỉ sử dụng các dịch vụ chuyển tiền của các NH trong nước...

Các ngân hàng cổ phần trong nước cho biết mặc dù phân khúc cho vay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khá tiềm năng nhưng các ngân hàng trong nước vẫn chưa thể tiếp cận được với các khách hàng này.

Theo Tổng cục thống kê, tính chung tám tháng năm 2013, tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI là 21,6% (trong đó xuất khẩu dầu thô giảm nhưng xuất khẩu các hàng hóa khác tăng đến 26%), trong khi tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước so với cùng kỳ chỉ đạt 3%. Điều này cho thấy khu vực doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả hơn doanh nghiệp trong nước.

Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank, cho biết phân khúc cho vay doanh nghiệp FDI ngân hàng cũng muốn tiếp cận nhưng có rất ít doanh nghiệp FDI đặt vấn đề vay với Sacombank. Lý do là các doanh nghiệp FDI thường vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài mà công ty mẹ của họ đã có quan hệ, và lãi suất vay ngoại tệ thì thấp hơn nhiều so với mức lãi suất mà các ngân hàng Việt Nam đưa ra.

"Hiện tại, đa số các doanh nghiệp FDI chỉ sử dụng các dịch vụ của những ngân hàng trong nước như chuyển tiền, thẻ, chi lương cho nhân viên, mua bán ngoại tệ vì ngân hàng trong nước có lợi thế mạng lưới rộng", ông Khang cho biết.

Theo phân tích mới được công bố vào cuối tháng 8 của Công ty KPMG Việt Nam dựa trên báo cáo tài chính 2012 của 33 ngân hàng có công bố đầy đủ báo cáo tài chính, dư nợ cho vay đối với khối doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 2% tổng cho vay của các ngân hàng này. Các ngân hàng này có quy mô tổng tài sản chiếm 86% tổng tài sản của tất cả các ngân hàng nên KPMG cho rằng số liệu đủ để đại diện cho cả thị trường.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 6/2013, có 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, và 50 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Công ty này giải thích rằng các doanh nghiệp FDI thường vay từ ngân hàng nước ngoài hoặc chi nhánh của ngân hàng nước ngoài mà doanh nghiệp mẹ của họ đã sử dụng dịch vụ tại nước sở tại. Thêm vào đó, việc chủ các doanh nghiệp FDI thời gian gần đây bỏ doanh nghiệp về nước không trả nợ diễn ra nhiều khiến các ngân hàng trong nước cũng e ngại nếu cho vay loại hình doanh nghiệp này, đại diện KPMG cho biết.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 5/2013 đã có hơn 500 doanh nghiệp FDI có ông chủ “bỏ trốn”.

Ngoài ra, về cơ cấu cho vay của các ngân hàng, cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện chiếm đa số với 48%, và đứng thứ hai là cho vay khách hàng cá nhân với 28%. Dư nợ cho vay các doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm 16%.

Theo KPMG, hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước kém trong thời gian gần đây nên khó tiếp cận vốn các ngân hàng thương mại, trong khi các doanh nghiệp nhà nước có hoạt động tốt thì lại không có nhu cầu vay tiền nhiều./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lúng túng xử lý doanh nghiệp FDI vắng chủ
Lúng túng xử lý doanh nghiệp FDI vắng chủ

VOV.VN-Doanh nghiệp FDI “vắng chủ” đang ngày một phổ biến, gây tác động rất xấu đến hoạt động kinh tế

Lúng túng xử lý doanh nghiệp FDI vắng chủ

Lúng túng xử lý doanh nghiệp FDI vắng chủ

VOV.VN-Doanh nghiệp FDI “vắng chủ” đang ngày một phổ biến, gây tác động rất xấu đến hoạt động kinh tế

BIDV vay 140 triệu USD của 7 ngân hàng nước ngoài
BIDV vay 140 triệu USD của 7 ngân hàng nước ngoài

VOV.VN-Số vốn này giúp BIDV có thêm nguồn lực tài chính cung ứng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

BIDV vay 140 triệu USD của 7 ngân hàng nước ngoài

BIDV vay 140 triệu USD của 7 ngân hàng nước ngoài

VOV.VN-Số vốn này giúp BIDV có thêm nguồn lực tài chính cung ứng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Một số doanh nghiệp FDI sau thanh tra đã không còn lỗ
Một số doanh nghiệp FDI sau thanh tra đã không còn lỗ

VOV.VN -Hiện nay, Luật chưa có qui định rõ ràng, nhưng những trường hợp cụ thể vẫn có biện pháp xử lý.

Một số doanh nghiệp FDI sau thanh tra đã không còn lỗ

Một số doanh nghiệp FDI sau thanh tra đã không còn lỗ

VOV.VN -Hiện nay, Luật chưa có qui định rõ ràng, nhưng những trường hợp cụ thể vẫn có biện pháp xử lý.

Sẽ đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp
Sẽ đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp

Đây là quy định trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đang được Bộ Tài chính xây dựng.

Sẽ đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp

Sẽ đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp

Đây là quy định trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đang được Bộ Tài chính xây dựng.

Đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng: Doanh nghiệp phản ứng
Đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng: Doanh nghiệp phản ứng

Không ít ý kiến cho rằng, tiền gửi của họ hầu hết là từ lợi nhuận đã phải đóng nhiều loại thuế trước đó.

Đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng: Doanh nghiệp phản ứng

Đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng: Doanh nghiệp phản ứng

Không ít ý kiến cho rằng, tiền gửi của họ hầu hết là từ lợi nhuận đã phải đóng nhiều loại thuế trước đó.

Giao dịch liên ngân hàng giảm mạnh
Giao dịch liên ngân hàng giảm mạnh

VOV.VN -Các giao dịch chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm và 1 tuần với tổng doanh số của các kỳ hạn này bằng VND đạt 63.929 tỷ đồng

Giao dịch liên ngân hàng giảm mạnh

Giao dịch liên ngân hàng giảm mạnh

VOV.VN -Các giao dịch chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm và 1 tuần với tổng doanh số của các kỳ hạn này bằng VND đạt 63.929 tỷ đồng