Ngành dệt may hướng tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 65%

VOV.VN - Từ những năm 2012 – 2013 tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may đạt được 48% đã cho thấy nhiều nỗ lực.

Xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong 6 tháng đầu năm nay. Thị phần của hàng dệt may Việt Nam liên tiếp tăng tại nhiều thị trường chính và dự kiến sẽ tăng cao trong những năm tới nhờ các hiệp định thương mại tự do.

Tuy nhiên, với việc còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên phụ liệu, vấn đề lúc này với ngành dệt may không chỉ là tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mà là làm thế nào để giảm dần sự phụ thuộc nhập khẩu ở một số thị trường nhất định, chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, từ đó gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Phóng viên VOV phỏng vấn bà Đặng Phương Dung, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam về vấn đề này.

PV: Thưa bà, 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may có mức tăng trưởng ấn tượng, xin bà cho biết thông tin cụ thể?

Bà Đặng Phương Dung: Xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm tăng trưởng rất cao, nhưng 2 tháng gần đây do ảnh hưởng Biển Đông nên có giảm sút. Tuy nhiên, nhìn chung 6 tháng xuất khẩu đạt 10,4 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 18%.

Thị trường xuất khẩu năm nay có nhiều thuận lợi. Thị trường Mỹ phục hồi, EU tăng trưởng dương… tạo cho dệt may có nhiều thị trường tăng trưởng tốt.


Bà Đặng Phương Dung, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam. (Ảnh: Seatimes)
PV: Nhiều ý kiến cho rằng, dệt may phát triển chưa thực sự bền vững do vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Nhận định của bà như thế nào về vấn đề này?

Bà Đặng Phương Dung: Thực tế, bài toán tăng tỷ lệ nội địa hóa đã đặt ra từ lâu, để gia tăng giá trị trong sản phẩm xuất khẩu dệt may. Đây là chiến lược phát triển lâu dài và đã có lộ trình để đạt được. Trước đây tỷ lệ nội địa hóa đạt 40% thì những năm 2012-2013 đã đạt được 48%, cũng cho thấy nhiều nỗ lực.

Tuy nhiên, nếu so với tình hình cụ thể hiện nay vẫn còn vấn đề phải suy nghĩ. Trong nguồn nhập khẩu thì không cân đối giữa các thị trường. Chúng ta đang nhập tới 46% lượng vải từ Trung Quốc, cao hơn nhiều so với các thị trường khác.

Nhìn lại con số thì cũng giật mình vì chúng ta phụ thuộc quá lớn vào nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, nếu thị trường này có biến động thì ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may Việt Nam. Vì thế chúng ta phải nhìn nhận và có giải pháp đối với vấn đề này.

PV: Ngành dệt may cần phải làm gì để giảm bớt phụ thuộc nhập khẩu nguyên phụ liệu, đến khi nào dệt may Việt Nam mới chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, thưa bà?

Bà Đặng Phương Dung: Hiện nay nếu muốn chuyển dịch sang thị trường khác như Ấn Độ, Pakistan, ASEAN… là những thị trường mà chúng ta có thể tăng mua nguyên phụ liệu, thì phải tìm hiểu nguồn nguyên phụ liệu đó phù hợp với chủng loại hàng nào để chuyển dịch sang sản xuất xuất khẩu những mặt hàng đó.

Ngoài ra phải tăng cường kêu gọi đầu tư vào các ngành phụ trợ, đặc biệt là dệt nhuộm hoàn tất để có thể tự túc được nguyên liệu. Nếu tăng được tỷ lệ nội địa hóa thì vấn đề xuất xứ là chúng ta phải đáp ứng được, tận dụng cơ hội từ các hiệp định TPP tới đây cũng như FTA.

Lúc này phải có sự gắn kết giữa các doanh nghiệp may và doanh nghiệp tham gia quyết định sản phẩm, chủng loại sản phẩm để phối hợp với nhau tạo ra chuỗi cung ứng trong nước trong nước một cách chủ động hơn để phát triển. Ngành dệt may Việt Nam phấn đấu tăng được tỷ lệ nội địa hóa đến 2020 đạt 60-65% và những năm tiếp theo.

Tất nhiên chúng ta không thể cung ứng 100%. Thực tế, không nước nào làm được như vậy. Trong thời buổi hội nhập, vấn đề quan trọng là tranh thủ được lợi thế của hội nhập để tạo ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng tốt mà giá cả cạnh tranh.

PV: Vâng, xin cảm ơn bà!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu dệt may đã đạt 7,44 tỷ USD
Xuất khẩu dệt may đã đạt 7,44 tỷ USD

VOV.VN-Theo Bộ Công Thương, 5 tháng qua, mức kim ngạch xuất khẩu này tăng 17,0% so với cùng kỳ năm 2013.

Xuất khẩu dệt may đã đạt 7,44 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may đã đạt 7,44 tỷ USD

VOV.VN-Theo Bộ Công Thương, 5 tháng qua, mức kim ngạch xuất khẩu này tăng 17,0% so với cùng kỳ năm 2013.

Đến 2015, dệt may sẽ đạt tỷ lệ nội địa hóa 55%
Đến 2015, dệt may sẽ đạt tỷ lệ nội địa hóa 55%

VOV.VN-Đây là một trong các chỉ tiêu tại Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Đến 2015, dệt may sẽ đạt tỷ lệ nội địa hóa 55%

Đến 2015, dệt may sẽ đạt tỷ lệ nội địa hóa 55%

VOV.VN-Đây là một trong các chỉ tiêu tại Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Mới có hàng dệt may, rau quả áp đảo trên “sân nhà” Việt Nam
Mới có hàng dệt may, rau quả áp đảo trên “sân nhà” Việt Nam

VOV.VN - 85% người tiêu dùng Việt ưa chuộng các sản phẩm dệt may, da giày thương hiệu Việt; 58% ưa chuộng hàng thực phẩm, rau quả.

Mới có hàng dệt may, rau quả áp đảo trên “sân nhà” Việt Nam

Mới có hàng dệt may, rau quả áp đảo trên “sân nhà” Việt Nam

VOV.VN - 85% người tiêu dùng Việt ưa chuộng các sản phẩm dệt may, da giày thương hiệu Việt; 58% ưa chuộng hàng thực phẩm, rau quả.

Xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD
Xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD

VOV.VN - Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD

VOV.VN - Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh

Thị phần dệt may Việt Nam tăng tại nhiều nước
Thị phần dệt may Việt Nam tăng tại nhiều nước

Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Lê Tiến Trường cho biết: dự kiến thị phần dệt may sẽ tăng cao trong những năm tới nhờ các hiệp định thương mại tự do.

Thị phần dệt may Việt Nam tăng tại nhiều nước

Thị phần dệt may Việt Nam tăng tại nhiều nước

Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Lê Tiến Trường cho biết: dự kiến thị phần dệt may sẽ tăng cao trong những năm tới nhờ các hiệp định thương mại tự do.