Ngành kinh doanh xăng dầu Tiền Giang, Bến Tre “tiến thoái, lưỡng nan”

VOV.VN - Kinh doanh xăng dầu tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre hết sức khó khăn do một thời gian dài chiết khấu hoa hồng quá thấp, nguồn cung hạn chế. Nhiều đại lý, cửa hàng kinh mặt hàng này muốn tạm nghỉ cũng không được chấp thuận còn duy trì bán hàng thì tiếp tục “ôm nợ”.

Ông Trương Minh Hiếu, chủ đại lý xăng dầu tại thị xã Cai Lậy cũng như nhiều doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh mặt hàng này ở tỉnh Tiền Giang trong 10 tháng qua phải chịu cảnh càng bán, càng lỗ do mức hoa hồng dưới 100 đồng; thậm chí 0 đồng. Trong khi đó, một số cửa hàng lấy nguồn từ các doanh nghiệp đầu mối khác bán giá cao hơn 200 đồng/lít và hoa hồng đến 250 đồng/lít. Ông Hiếu cho rằng, trong bối cảnh khó khăn chung, các cửa hàng, đại lý xăng dầu phải được áp dụng chính sách như nhau, “lợi ích hài hòa, rủi ro cùng chia sẻ”.

“Nguồn cung thì đủ bán, nhưng giá này không có lãi, nếu kéo dài thua lỗ quá, cầm cự không nổi phải ngưng nghỉ hoặc bán cơ sở. Bây giờ yêu cầu bán cho có lời lại, thứ hai nữa nên thống nhất mức giá từ Bắc đến Nam. Doanh nghiệp tư nhân và nhà nước đều bán giá như nhau. Nếu phân vùng, 2 cây xăng kế nhau mà tại sao chỗ này vùng 1, chỗ kia vùng 2 trong khi chỉ cách nhau 50 mét. Nếu phân vùng thì nhà nước phân vùng hay doanh nghiệp phân vùng, tôi cũng bán không biết vùng mấy. Còn nếu găm hàng thì cơ quan chức năng đến kiểm tra, sai thì phạt ”, ông Trương Minh Hiếu bức xúc.

Thị trường kinh doanh xăng dầu tại địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện rất ảm đạm. Ngoài các cửa hàng của Petrolimex Tiền Giang ít khó khăn hơn do được hưởng mức hoa hồng đến 250 đồng/lít và bán tăng thêm so với mức giá quy định của nhà nước là 200 đồng/lít, còn nhiều cửa hàng, đại lý khác đang hết sức khó khăn. Cứ mỗi lít xăng dầu bán ra lỗ từ 300-400 đồng do phải chi phí điện, nước, nhân viên bán hàng... Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho rằng, với mức hoa hồng 500 đồng/lít thì mới hòa vốn. Do cầm cự nhiều tháng liên tục, không ít chủ đại lý, cửa hàng bán lẽ xăng dầu đã cạn vốn nhưng muốn tạm nghỉ thì Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang không chấp thuận mà kéo dài tình trạng này thì có nguy cơ dẫn đến phá sản vì nợ vay.

Những ngày gần đây, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có rất nhiều cửa hàng bán xăng dầu thường treo bảng “hết xăng” hay đang “tạm nghỉ để sửa chữa” hoặc cúp điện. Một số đại lý xăng dầu còn cho nhân viên nhận vé số lẻ về bán thêm  tiền để trang trải cuộc sống. Ngày10/11, chỉ tại đường tỉnh lộ 864 địa bàn huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có cự ly chưa đến 15 km đã có 3 đại lý xăng dầu ngưng bán vì các lý do khác nhau. Nhiều người dân, tài xế phải mất thời gian đi tìm nơi đổ nhiên liệu cho phương tiện.

Ông M, chủ 11 cửa hàng kinh doanh xăng dầu tỉnh Tiền Giang, trước đây nhận hàng từ công ty cổ phần thương mại dầu khí Cửu Long (Chi nhánh Tiền Giang), nhưng do đứt gãy nguồn cung nên chuyển sang làm đại lý cho công ty xăng dầu T.N. Hiện nay, mỗi ngày các cửa hàng của ông bán ra khoảng 10.000 lít xăng dầu, với mức hoa hồng từ 0 đồng đến 100 đồng/lít (tùy ngày), bị lỗ nặng. Ông M cho biết, tình trạng này kéo dài 1 tháng nữa có nguy cơ đóng cửa nghỉ bán vì không khả năng tái kinh doanh.

“Nhà nước nên điều chỉnh tính giá cơ sở cho doanh nghiệp đầu mối là cần thiết nhất. Thứ hai, nên xem xét lại chi phí cho các đại lý. Hiện nay, khó khăn nhất là hầu như các đại lý ở đây không còn khả năng, không còn vốn để mua hàng hóa để bán. Nếu tình trạng này kéo dài nguy cơ đóng cửa rất cao. Phải có hoa hồng để đủ trả tiền công cho lao động để duy trì. Bây giờ không có lãi mà thua lỗ thì không còn khả năng duy trì”, ông M., kiến nghị.

Tại tỉnh Bến Tre những ngày này, các cửa hàng, đại lý bán xăng dầu cũng chỉ bán cầm chừng. Khi hết nhiên liệu trong bồn chứa, một số chủ cửa hàng cũng không nhiệt tình điện thoại yêu cầu doanh nghiệp phân phối cung ứng mà treo bảng “hết xăng”. Nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu ngoài hệ thống Petrolimex Bến Tre không mặn mà tiếp khách hàng, giảm thời gian bán hàng (đóng cửa sớm, mở cửa muộn). Do đó, áp lực đặt ra đối với công ty xăng dầu Bến Tre phải “gồng mình” phục vụ người dân.

Công ty Petrolimex Bến Tre có 59 cửa hàng trực thuộc trên các huyện, thành phố Bến Tre. Mấy ngày gần đây, các cửa hàng bán ra hơn 300.000 lít xăng dầu/ngày, tăng khoảng 40% so với tháng trước. Cùng chung số phận “càng bán, càng lỗ” nhưng Petrolimex Bến Tre phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ của mình là doanh nghiệp nhà nước có vai trò đầu tàu trong việc nỗ lực đảm bảo nguồn cung, không để đứt gãy thị trường xăng dầu.

“Mặc dù tình hình kinh doanh xăng dầu gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi vẫn cố gắng đảm bảo nguồn cung phục vụ cho các nhu cầu, tiêu dùng sản xuất của người dân trên địa bàn. Nhu cầu tăng đột biến, chúng tôi xử lý bằng cách cân đối trong toàn công ty tại Kho chứa cũng như các cửa hàng; đồng thời báo về Tập đoàn Petrolimex để có hướng xử lý cho phù hợp”, ông Phạm Văn Thính, Giám đốc công ty Xăng dầu Bến Tre (Petrolimex Bến Tre) cho biết.

Theo lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, việc khó khăn đối với ngành kinh doanh xăng dầu hiện này là thực tế nhưng chưa xảy ra đứt gãy nguồn cung, chỉ thiếu xăng dầu cục bộ đối với một vài trường hợp. Đặc biệt, chưa phát hiện cửa hàng, đại lý nào găm hàng chờ tăng giá. Đối với các trường hợp có đơn xin tạm ngưng bán hàng khi có lý do chính đáng mới được chấp thuận. Còn các trường hợp khác không giải quyết, nếu dừng bán hàng hay găm hàng sẽ bị xử lý theo quy định.

Lực lượng quản lý thị trường, các ngành chức năng và chính quyền tích cực tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp phân phối, các thương nhân, đại lý bán lẻ xăng dầu cố gắng khắc phục khó khăn, đảm bảo nguồn hàng thiết yếu này liền mạch, thông suốt để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân. Tuy nhiên, tình trạng này cũng cần sự quan tâm, giải quyết của các Bộ, ngành chức năng vì nếu kéo dài thì các cửa hàng, đại lý bán lẻ xăng dầu gặp khó khăn về nguồn vốn khó duy trì hoạt động theo nghịch lý "càng bán, càng nợ"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiếu nguồn cung, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu Yên Bái gặp rất nhiều khó khăn
Thiếu nguồn cung, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu Yên Bái gặp rất nhiều khó khăn

VOV.VN - Bán nhiều thì lỗ nhiều, bán ít thì lỗ ít nhưng không bán lại đối diện nguy cơ bị thu hồi giấy phép kinh doanh; vì thế không ít DN đang vướng vào tình cảnh tiến thoái, lưỡng nan.

Thiếu nguồn cung, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu Yên Bái gặp rất nhiều khó khăn

Thiếu nguồn cung, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu Yên Bái gặp rất nhiều khó khăn

VOV.VN - Bán nhiều thì lỗ nhiều, bán ít thì lỗ ít nhưng không bán lại đối diện nguy cơ bị thu hồi giấy phép kinh doanh; vì thế không ít DN đang vướng vào tình cảnh tiến thoái, lưỡng nan.

Điều chỉnh chi phí kinh doanh có khơi thông “điểm nghẽn” cung ứng xăng dầu?
Điều chỉnh chi phí kinh doanh có khơi thông “điểm nghẽn” cung ứng xăng dầu?

VOV.VN - Việc điều chỉnh chi phí sẽ giải quyết 1 phần khó khăn cho DN, nhưng quan trọng nhất vẫn là khoản chênh lệch tính vào giá, phụ phí premium là vấn đề cần phải xem xét để giải quyết thấu đáo.

Điều chỉnh chi phí kinh doanh có khơi thông “điểm nghẽn” cung ứng xăng dầu?

Điều chỉnh chi phí kinh doanh có khơi thông “điểm nghẽn” cung ứng xăng dầu?

VOV.VN - Việc điều chỉnh chi phí sẽ giải quyết 1 phần khó khăn cho DN, nhưng quan trọng nhất vẫn là khoản chênh lệch tính vào giá, phụ phí premium là vấn đề cần phải xem xét để giải quyết thấu đáo.

Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ
Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, đảm bảo minh bạch, hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ

Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, đảm bảo minh bạch, hiệu quả.