Ngư dân Quảng Bình trúng vụ mực khi câu trên vịnh Hòn La

VOV.VN - Nhiều ngư dân ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình làm nghề câu mực trên vùng biển vịnh Hòn La trúng mùa, thu nhập hàng chục triệu đồng sau mỗi chuyến biển.

Những ngày này, ngư dân các xã Quảng Xuân, Cảnh Dương, Quảng Đông, Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch trúng mùa mực khi làm nghề câu trên vùng biển vịnh Hòn La, tỉnh Quảng Bình. Sau một đêm đánh bắt, tàu câu mực của ngư dân Võ Công Nguyên, trú xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch trở về, khai thác được hơn 20kg mực tươi.

Ông Nguyên cho biết, những ngày gần đây, con mực xuất hiện nhiều ở vùng lộng nên ông và các bạn thuyền tranh thủ ra biển đánh bắt. Trung bình một đêm đánh bắt, tàu của ông đạt sản lượng từ 20-50kg, thu về hơn 10 triệu đồng.

“Mực có quanh năm nhưng những ngày gần đây mực xuất hiện nhiều ở vùng biển lộng nên bà con ngư dân chúng tôi tranh thủ ra khơi đánh bắt. Mỗi đêm đánh bắt được 30-40 cân, thu nhập được từ 7 triệu đến 10 triệu đồng” - ông Nguyên chia sẻ.

Các tàu câu mực trên vùng biển vịnh Hòn La có công suất nhỏ, đánh bắt ở khu vực cách bờ khoảng 10 hải lý, mỗi tàu có khoảng từ 4-7 thuyền viên. Tàu thường xuất bến vào khoảng 15 giờ hàng ngày, đánh bắt xuyên đêm, rạng sáng hôm sau thì quay về bờ. Khi đêm xuống, ngư dân bật hệ thống đèn chiếu sáng với công suất mạnh 2 bên mạn tàu để kéo con mực đến xung quanh. Sau đó các ngư dân dùng cần câu với mồi giả để câu mực.

Cũng có nhiều tàu đánh bắt mực bằng lưới chụp, dùng máy dò hải sản hiện đại để phát hiện luồng mực, cá. Sau đó bung lưới thu về hàng chục kg cá, mực các loại.

Ngư dân Võ Xuân Nhĩ, ở xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch cho biết, mực có quanh năm nhưng chính vụ thường bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 8 âm lịch hàng năm. Gần đây, luồng mực xuất hiện rất nhiều và dày đặc ở vùng vịnh Hòn La, rất thuận lợi để ngư dân đánh bắt, mỗi chuyến, tàu ông Võ Xuân Nhĩ đánh bắt được từ 30-50 kg mực.

“Muốn khai thác được nhiều mực thì mình phải chọn vị trí thích hợp và nhớ những điểm đó để đánh bắt. Con mực thường xuyên chuyển làn trên biển từ chỗ này sang chỗ khác, mình phải khéo léo mới thu được” - ông Nhĩ nói.

Mực đánh bắt trong ngày nên bảo đảm được độ tươi ngon và chất lượng tốt, bà con đánh bắt được bao nhiêu, thương lái đón ở cửa biển mua hết bấy nhiêu. Sau khi đánh bắt, ngư dân chia mực thành nhiều loại theo kích cỡ và có giá bán khác nhau.

Giá mực dao động từ 120.000 - 260.000 đồng/kg, đắt nhất khoảng 400.000 đồng/kg, tùy theo mỗi loại và kích cỡ. Vụ này, sản lượng mực và giá cả tương đối cao so với những năm trước nên nhiều ngư dân có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi chuyến biển.

Trong 6 tháng đầu năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi, việc khai thác hải sản của ngư dân tỉnh Quảng Bình mang lại hiệu quả cao. Sản lượng thủy sản 6 tháng của tỉnh này ước đạt hơn 47.500 tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình cho biết, công tác kiểm tra đăng ký, đăng kiểm tàu cá và các điều kiện đảm bảo an toàn phương tiện được chú trọng, các ngành chức năng thường xuyên chỉ đạo và triển khai các giải pháp chống khai thác IUU trên địa bàn.

Theo ông Lê Văn Lợi, ngành Nông nghiệp đang hỗ trợ ngư dân chuyển đổi dần hình thức khai thác hải sản đơn thuần sang chú trong việc nuôi trồng thuỷ sản bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển bền vững.

“Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp từ các nghề có khả năng xâm phạm lớn đến nguồn lợi thủy sản sang các nghề thân thiện, chúng tôi hỗ trợ một số bà con đang khai thác vùng ven bờ chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, nuôi lồng trên biển ở vùng biển Quảng Đông, Quảng Trạch (Vịnh Hòn La). Ngoài ra hỗ trợ bà con các chính sách, mô hình khai thác có hiệu quả, đặc biệt sử dụng đèn led thay các đèn siunt, giảm nhiên liệu tiêu thụ trong các chuyến biển và bà con tích cực tham gia, đây là sự chuyển đổi lớn trong khai thác hải sản” - ông Lợi cho biết thêm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bà Rịa-Vũng Tàu hỗ trợ ngư dân ghi nhật ký khai thác thủy sản qua app eCDT
Bà Rịa-Vũng Tàu hỗ trợ ngư dân ghi nhật ký khai thác thủy sản qua app eCDT

VOV.VN - Ngành chức năng Bà Rịa-Vũng Tàu đã và đang tiếp tục hướng dẫn ngư dân sử dụng phần mềm phần mềm eCDT, giúp minh bạch việc truy xuất nguồn gốc thuỷ hải sản, góp phần làm tốt công tác chống khai thác bất hợp pháp IUU.

Bà Rịa-Vũng Tàu hỗ trợ ngư dân ghi nhật ký khai thác thủy sản qua app eCDT

Bà Rịa-Vũng Tàu hỗ trợ ngư dân ghi nhật ký khai thác thủy sản qua app eCDT

VOV.VN - Ngành chức năng Bà Rịa-Vũng Tàu đã và đang tiếp tục hướng dẫn ngư dân sử dụng phần mềm phần mềm eCDT, giúp minh bạch việc truy xuất nguồn gốc thuỷ hải sản, góp phần làm tốt công tác chống khai thác bất hợp pháp IUU.

Giá tôm thẻ công nghệ cao giảm thấp, ngư dân Bến Tre khó nhân rộng diện tích
Giá tôm thẻ công nghệ cao giảm thấp, ngư dân Bến Tre khó nhân rộng diện tích

VOV.VN - Hiện nay, giá tôm thẻ chân trắng nuôi theo mô hình công nghệ cao ở tỉnh Bến Tre sụt giảm ở mức thấp, ngư dân không có lãi thậm chí thua lỗ nên mô hình này khó nhân rộng.

Giá tôm thẻ công nghệ cao giảm thấp, ngư dân Bến Tre khó nhân rộng diện tích

Giá tôm thẻ công nghệ cao giảm thấp, ngư dân Bến Tre khó nhân rộng diện tích

VOV.VN - Hiện nay, giá tôm thẻ chân trắng nuôi theo mô hình công nghệ cao ở tỉnh Bến Tre sụt giảm ở mức thấp, ngư dân không có lãi thậm chí thua lỗ nên mô hình này khó nhân rộng.

Nuôi nghêu giúp ngư dân vùng ven biển ổn định cuộc sống
Nuôi nghêu giúp ngư dân vùng ven biển ổn định cuộc sống

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, ngành nuôi trồng đánh bắt thủy sản ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đạt mức tăng trưởng cao. Đặc biệt mô hình nuôi nghêu thương phẩm thuận lợi, giúp ngư dân ổn định cuộc sống.

Nuôi nghêu giúp ngư dân vùng ven biển ổn định cuộc sống

Nuôi nghêu giúp ngư dân vùng ven biển ổn định cuộc sống

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, ngành nuôi trồng đánh bắt thủy sản ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đạt mức tăng trưởng cao. Đặc biệt mô hình nuôi nghêu thương phẩm thuận lợi, giúp ngư dân ổn định cuộc sống.