Người dân Ea Súp vươn lên làm giàu, thoát nghèo

VOV.VN - Ea Súp là huyện biên giới của tỉnh Đắk Lắk có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tỷ lệ hộ nghèo cao. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống người dân, đạt những thành công trong công tác giảm nghèo.


Gia đình chị Hà Thị Eng ở thôn 5, xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk có 6 người, nhưng chỉ có mình chị là lao động chính. Đất sản xuất ít, thu nhập từ việc làm thuê hàng ngày không đủ để chị trang trải cuộc sống cho 3 con nhỏ, mẹ chồng già yếu và người chồng thường xuyên ốm đau. Năm 2023, nhờ được hỗ trợ hơn 35 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, chị đã mua 4 con bò giống về nuôi. Đến nay, đàn bò đã phát triển lên 6 con. Chị Hà Thị Eng tin về tương lai tươi sáng đang dần hiện hữu:

“Trước đây, nhà không có gì hết, đất đai có 5-6 sào lúa cũng được 50-60 bao thôi. Gia đình tôi được hỗ trợ bò, chính quyền địa phương quan tâm và tập huấn để chăm sóc bò. Thời gian tới tôi cố gắng để gia đình thoát nghèo" - chị Hà Thị Eng chia sẻ.

Với chị Hà Thị Yêu, ở thôn 5 xã Cư Kbang, vụ cháy nhà năm 2013 khiến gia đình rơi vào cảnh nghèo khó. Cuối năm 2014, chị được tặng căn nhà tình nghĩa. Năm 2023 gia đình chị được hỗ trợ 4 con bò sinh sản. Với sự hỗ trợ của nhà nước và những nỗ lực vươn lên, hiện gia đình chị Hà Thị Yêu đã thoát nghèo:

Hà Thị Yêu cho biết: “Khi có bò rồi, tôi mượn thêm tiền để đầu tư làm ăn trước rồi đến khi bò sinh sản sẽ bán lấy tiền trả bớt nợ. Bây giờ gia đình tôi đã tạm ổn, đã thoát nghèo, không biết nói gì hơn cảm ơn Đảng và chính quyền".

Cư Kbang là xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện Ea Súp, đa phần là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo chiếm gần 58%. Ông Cao Thanh Hoài, Phó Bí thư Đảng ủy xã Cư Kbang, cho biết, để công tác giảm nghèo bền vững, xã đã triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là từ khi thực hiện 3 chương trình mục tiêu Quốc gia đã tạo được những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng làm thay đổi cuộc sống của người dân.

Theo ông Hoài: “Sự đầu tư về cơ sở hạ tầng về mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi cho bà con, đặc biệt là chương trình hỗ trợ bò cho bà con nhân dân được sự ủng hộ và đồng thuận của bà con rất cao. Qua 1 năm theo dõi thì hiệu quả cũng như vốn được triển khai rất tốt. Tỷ lệ hộ nghèo mỗi một năm giảm từ 5-7%".

Trong toàn huyện biên giới Ea Súp, những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế xã hội. Nổi bật là xây dựng 56 mô hình sinh kế phát triển sản xuất cộng đồng; mở hàng chục lớp đào tạo nghề nông thôn; đưa lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc; hỗ trợ người dân tiếp tiếp cận vốn vay trên 121 tỷ đồng để sản xuất kinh doanh…; cấp thẻ BHYT cho 53.240 hộ dân; miễn giảm học phí, chi phí học tập cho 13.650 lượt học sinh…

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: "Trước đây tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Ea Súp rất cao, trên 60%. Qua 3 năm triển khai các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, đến nay huyện đã giảm xuống còn 42% hộ nghèo. Để công tác giảm nghèo một cách bền vững Ủy ban nhân dân huyện đã triển khai đồng bộ 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia, triển khai nhiều dự án về hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số".

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Tuấn, huyện Ea Súp đang tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí thoát nghèo của người dân; đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triển vọng từ mô hình đặc sản gạo Briêt hữu cơ ở huyện biên giới Ea Súp
Triển vọng từ mô hình đặc sản gạo Briêt hữu cơ ở huyện biên giới Ea Súp

VOV.VN - Nỗ lực đổi mới và kiên trì với hành trình phát triển giống lúa gạo Briêt, HTX Giảm nghèo Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đã và đang triển khai nhân rộng mô hình sản xuất theo quy trình hữu cơ mang lại giá trị kinh tế cao.

Triển vọng từ mô hình đặc sản gạo Briêt hữu cơ ở huyện biên giới Ea Súp

Triển vọng từ mô hình đặc sản gạo Briêt hữu cơ ở huyện biên giới Ea Súp

VOV.VN - Nỗ lực đổi mới và kiên trì với hành trình phát triển giống lúa gạo Briêt, HTX Giảm nghèo Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đã và đang triển khai nhân rộng mô hình sản xuất theo quy trình hữu cơ mang lại giá trị kinh tế cao.

Đắk Lắk phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 7%
Đắk Lắk phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 7%

VOV.VN - Tỉnh Đắk Lắk đặt mục tiêu năm 2025 tăng trưởng kinh tế đạt 7%. Nhiều nghị quyết quan trọng, cấp thiết, phục vụ công tác điều hành, quản lý, phát triển KT-XH của tỉnh đã được thông qua trong kỳ họp thứ 9 vừa kết thúc chiều 6/12.

Đắk Lắk phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 7%

Đắk Lắk phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 7%

VOV.VN - Tỉnh Đắk Lắk đặt mục tiêu năm 2025 tăng trưởng kinh tế đạt 7%. Nhiều nghị quyết quan trọng, cấp thiết, phục vụ công tác điều hành, quản lý, phát triển KT-XH của tỉnh đã được thông qua trong kỳ họp thứ 9 vừa kết thúc chiều 6/12.

Đắk Lắk cần tháo gỡ điểm nghẽn về tổ chức sản xuất để phát triển cà phê bền vững
Đắk Lắk cần tháo gỡ điểm nghẽn về tổ chức sản xuất để phát triển cà phê bền vững

VOV.VN - Ngày 28/11, Sở NN- PTNN tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội nghị “Tổng kết đánh giá Nghị quyết 24/2017 của HĐND tỉnh về Phát triển cà phê bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Tổng kết niên vụ cà phê 2023 – 2024. Tháo gỡ được điểm nghẽn về tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất của các tổ chức, nông hộ, hợp tác xã nhằm đưa ngành cà phê phát triển bền vững.

Đắk Lắk cần tháo gỡ điểm nghẽn về tổ chức sản xuất để phát triển cà phê bền vững

Đắk Lắk cần tháo gỡ điểm nghẽn về tổ chức sản xuất để phát triển cà phê bền vững

VOV.VN - Ngày 28/11, Sở NN- PTNN tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội nghị “Tổng kết đánh giá Nghị quyết 24/2017 của HĐND tỉnh về Phát triển cà phê bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Tổng kết niên vụ cà phê 2023 – 2024. Tháo gỡ được điểm nghẽn về tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất của các tổ chức, nông hộ, hợp tác xã nhằm đưa ngành cà phê phát triển bền vững.