Người dân miền núi Quảng Nam thoát nghèo nhờ trồng rừng

VOV.VN - Đến nay, người dân miền núi tỉnh Quảng Nam đã trồng hàng ngàn ha rừng, không chỉ góp phần tăng độ che phủ và bảo vệ môi trường mà còn mang lại nguồn thu nhập tốt cho người trồng rừng. Nhiều hộ đồng bào Ca- Dong, Cơ Tu ở vùng núi tỉnh Quảng Nam đã thoát nghèo nhờ trồng rừng.

Ông Đinh Văn Linh, người dân tộc Ca- Dong ở thôn Gia Cao, xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam đã thoát nghèo nhờ trồng rừng. Trước đây, gia đình ông Linh thuộc diện hộ nghèo, khó khăn.

Ông Đinh Văn Linh vay vốn đầu tư trồng hơn 10 ha rừng, chủ yếu là cây keo tai tượng. Nhờ áp dụng kỹ thuật vào trồng, chăm sóc rừng nên cây keo của gia đình ông phát triển tốt. Vụ trồng rừng vừa qua, gia đình ông Đinh Văn Linh thu về 700 triệu đồng. Sau nhiều năm trồng rừng, gia đình ông Linh đã khá hơn, có tiền nuôi các con ăn học, mua sắm vật dụng trong gia đình. Ông Đinh Văn Linh còn hướng dẫn bà con vùng đồng bào Ca-Dong phát triển kinh tế rừng. 

Ông Linh chia sẻ: “Trước đây, có chương trình cho vay hộ nghèo, gia đình tôi đã vay vốn để phát triển trồng rừng. Hiện nay rừng bán được 2 mùa rồi về kinh tế thì ổn định, nhờ đó đã thoát nghèo bền vững. Vụ vừa rồi thu hoạch gần 700 triệu đồng. Cũng nhờ trồng rừng mà đời sống được nâng lên. Người dân ở đây chủ yếu trồng cây keo, trồng rừng gỗ lớn đến 10 năm lâu nên người dân chưa triển khai”.

Đến nay, 200 hộ đồng bào Ca-Dong ở xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam phát triển kinh tế trồng rừng, chủ yếu là cây keo. Trồng rừng keo vốn đầu tư ít, chủ yếu là công chăm sóc, phát dọn thực bì, làm cỏ trong 2 năm đầu rồi chờ đến kỳ khai thác. Mỗi vụ thu hoạch keo, có hộ thu về từ 200 triệu đến 400 triệu đồng, hộ nhiều lên tới 700 triệu đến 900 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thành Liêm, Chủ tịch UBND xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam cho biết, trồng keo nguyên liệu giấy đã góp phần giúp người dân tăng thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi.

“Những năm gần đây, một số hộ dân, người đồng bào dân tộc thiểu số đã tiếp cận được nhiều mô hình phát triển sản xuất quy mô lớn. Đặc biệt số hộ dân trồng rừng nguyên liệu giấy từ 10 ha đến 15 ha, thu nhập từ trồng rừng đem lại hiệu quả cao. Nhờ phát triển trồng rừng và các mô hình kinh tế khác mà tỷ lệ hộ nghèo đã giảm dần qua hàng năm. Hiện tại, tỷ lệ hộ nghèo còn 13,91%" - ông Liêm cho biết.

Mấy năm gần đây, đồng bào Ca- Dong ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam có cuộc sống khấm khá hơn nhờ trồng rừng. Đồng bào Ca- Dong ở đây không còn phá rừng làm nương rẫy mà biết làm giàu từ rừng. 

Ông Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam cho biết, huyện này có gần 25.000 ha đất rừng sản xuất, nhiều hộ dân vay vốn để đầu tư trồng rừng.

“Về trồng rừng huyện Hiệp Đức phát triển hơn 10 năm trở lại đây. Hiện nay toàn bộ là rừng trên 20.000 ha, giúp cho đời sống bà con rất ổn. Tuy nhiên cây keo đáp ứng được nhu cầu hiện tại còn về lâu dài không có tính bền vững. Huyện định hướng phát triển kinh tế rừng, trồng rừng gỗ lớn, những cây bản địa trồng lâu năm, thứ nhất đảm bảo môi trường, thứ 2 đáp ứng nhu cầu kinh tế của người dân. Người dân huyện Hiệp Đức phát triển kinh tế nhờ trồng rừng là chính. Theo tinh thần chung của tỉnh phát triển rừng gỗ lớn, kêu gọi các doanh nghiệp về đầu tư chế biến từ các sản phẩm" - ông Nam bày tỏ. 

Tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích người trồng rừng chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn giúp người dân vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: “Nhiều hộ trồng rừng thu nhập bền vững. Ví dụ trồng cây Dổi thu nhập hiệu quả, chúng tôi cấp giống để bà con trồng dược liệu đảm bảo đầu ra. Với những hỗ trợ trọng tâm, trọng điểm thì sinh kế của bà con ở vùng miền núi được nâng cao hơn và đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần.

Về trồng rừng gỗ lớn, chúng tôi khuyến khích bà con kết hợp với doanh nghiệp để có đầu ra, thứ 2 trồng rừng gỗ lớn bằng cây bản địa và dưới tán rừng trồng thêm dược liệu. Tôi tin rằng với việc kết hợp như thế này đời sống bà con nâng cao”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân tộc thiểu số làm giàu nhờ trồng rừng
Người dân tộc thiểu số làm giàu nhờ trồng rừng

VOV.VN - Phát huy lợi thế quỹ đất lâm nghiệp, người dân tộc thiểu số ở huyện vùng sâu Kbang, tỉnh Gia Lai đã trồng hàng nghìn ha rừng, không chỉ góp phần tăng độ che phủ và bảo vệ môi trường mà còn có thu nhập tốt từ trồng rừng.

Người dân tộc thiểu số làm giàu nhờ trồng rừng

Người dân tộc thiểu số làm giàu nhờ trồng rừng

VOV.VN - Phát huy lợi thế quỹ đất lâm nghiệp, người dân tộc thiểu số ở huyện vùng sâu Kbang, tỉnh Gia Lai đã trồng hàng nghìn ha rừng, không chỉ góp phần tăng độ che phủ và bảo vệ môi trường mà còn có thu nhập tốt từ trồng rừng.

Người trồng sầu riêng lo lắng vì mưa kéo dài, trái non rụng nhiều, khó tiêu thụ
Người trồng sầu riêng lo lắng vì mưa kéo dài, trái non rụng nhiều, khó tiêu thụ

VOV.VN - Nông dân Đắk Lắk - vùng trồng sầu riêng lớn nhất cả nước đang lo lắng vì mưa suốt 3 tuần, gây rụng trái non. Cùng với đó, sức mua ở các chợ sầu riêng tại Trung Quốc trầm lắng, khiến giá "trái cây vua" giảm đáng kể. Sầu riêng rụng non ở Đắk Lắk, chỉ bán được với giá từ 1.000 đến 3.000đ/kg. Còn sầu riêng chính phẩm loại 1 có giá trên 80.000₫/kg, giảm gần 15.000/kg so với đầu vụ.

Người trồng sầu riêng lo lắng vì mưa kéo dài, trái non rụng nhiều, khó tiêu thụ

Người trồng sầu riêng lo lắng vì mưa kéo dài, trái non rụng nhiều, khó tiêu thụ

VOV.VN - Nông dân Đắk Lắk - vùng trồng sầu riêng lớn nhất cả nước đang lo lắng vì mưa suốt 3 tuần, gây rụng trái non. Cùng với đó, sức mua ở các chợ sầu riêng tại Trung Quốc trầm lắng, khiến giá "trái cây vua" giảm đáng kể. Sầu riêng rụng non ở Đắk Lắk, chỉ bán được với giá từ 1.000 đến 3.000đ/kg. Còn sầu riêng chính phẩm loại 1 có giá trên 80.000₫/kg, giảm gần 15.000/kg so với đầu vụ.

Mô hình nuôi chồn hương thoát nghèo ở Phước Long
Mô hình nuôi chồn hương thoát nghèo ở Phước Long

VOV.VN - Mô hình nuôi chồn hương tại nhà bước đầu được đánh giá là là mô hình thích hợp, giúp nhiều người ở Phước Long (Bạc Liểu) có thêm nguồn thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Mô hình nuôi chồn hương thoát nghèo ở Phước Long

Mô hình nuôi chồn hương thoát nghèo ở Phước Long

VOV.VN - Mô hình nuôi chồn hương tại nhà bước đầu được đánh giá là là mô hình thích hợp, giúp nhiều người ở Phước Long (Bạc Liểu) có thêm nguồn thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.