Người dân Thái Lan có thể nhận tiền mặt hỗ trợ thay vì qua Ví kỹ thuật số

VOV.VN - Giám đốc Văn phòng Ngân sách Thái Lan - Chalermphol Pensoot hôm 20/8 cho biết, khoản hỗ trợ của chương trình Ví kỹ thuật số 10.000 baht có thể được phân phối bằng tiền mặt, nhưng chương trình phải tuân thủ các quy định ban đầu nhằm kích thích nền kinh tế.

Theo ông Chalermphol Pensoot, việc phân phối 10.000 baht (hơn 290 USD) hỗ trợ cho người dân đủ tiêu chuẩn thông qua chương trình Ví kỹ thuật số vẫn có thể được tiến hành, và điều này phụ thuộc vào chính sách của chính phủ mới. Ông Chalermphol cho biết, cách thức phân phối tiền mặt thay vì cung cấp khoản hỗ trợ qua ví kỹ thuật số không phải là vấn đề, miễn đảm bảo mục tiêu ban đầu là kích thích nền kinh tế.

Trả lời truyền thông về lịch trình triển khai gói hỗ trợ, ông Chalermphol cho biết, chương trình vẫn dự kiến ​tuân theo mốc thời gian ban đầu, trong khi Dự luật ngân sách bổ sung cho năm tài chính 2024 vẫn đang chờ Hoàng gia phê duyệt. Ông Charlemphol cũng cho biết, ngân sách năm tài chính 2025 đang tuân thủ theo quy trình xem xét của Quốc hội, với lần đọc thứ 2 và thứ 3 được lên lịch vào ngày 4-6/9.

Trước đó, Tổng thư ký Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội quốc gia Danucha Pichayanan hôm 19/8 cho biết, chính quyền mới của tân Thủ tướng Paetorntarn Shinawatra sẽ quyết định việc có tiếp tục triển khai chương trình Ví Kỹ thuật số trị giá 500 tỷ baht (14,7 tỷ USD) hay không. Theo ông Danucha, các biện pháp kích thích nền kinh tế, hỗ trợ người có thu nhập thấp trong giai đoạn này là cần thiết nhưng phải được cân nhắc thời gian cẩn thận, phù hợp với các nguồn lực sẵn có.

Hôm 18/8, tân Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chính phủ sẽ không từ bỏ chính sách hỗ trợ nền kinh tế quan trọng như chương trình Ví kỹ thuật số, nhưng sẽ "nghiên cứu và lắng nghe các lựa chọn bổ sung" để đảm bảo cân đối các nguồn lực tài chính.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Lan siết quản lý Temu, ngăn dòng sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc
Thái Lan siết quản lý Temu, ngăn dòng sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc

VOV.VN - Thủ tướng Thái Lan hôm nay (4/8) đã yêu cầu Cục Thuế và Bộ Kinh tế và Xã hội kỹ thuật số (DES) tăng cường các biện pháp quản lý, đảm bảo nhà bán lẻ trực tuyến mới của Trung Quốc “Temu” tuân thủ luật pháp Thái Lan và nộp thuế đầy đủ khi hoạt động tại xứ sở chùa Vàng.

Thái Lan siết quản lý Temu, ngăn dòng sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc

Thái Lan siết quản lý Temu, ngăn dòng sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc

VOV.VN - Thủ tướng Thái Lan hôm nay (4/8) đã yêu cầu Cục Thuế và Bộ Kinh tế và Xã hội kỹ thuật số (DES) tăng cường các biện pháp quản lý, đảm bảo nhà bán lẻ trực tuyến mới của Trung Quốc “Temu” tuân thủ luật pháp Thái Lan và nộp thuế đầy đủ khi hoạt động tại xứ sở chùa Vàng.

Hoạt động mua bán chậm lại, giá gạo Thái Lan và Việt Nam cùng giảm
Hoạt động mua bán chậm lại, giá gạo Thái Lan và Việt Nam cùng giảm

Một thương nhân tại Thái Lan cho biết thị trường sẽ có nguồn cung gạo mới trong tháng này và có thể khiến giá gạo tiếp tục giảm thêm trong những tuần tới.

Hoạt động mua bán chậm lại, giá gạo Thái Lan và Việt Nam cùng giảm

Hoạt động mua bán chậm lại, giá gạo Thái Lan và Việt Nam cùng giảm

Một thương nhân tại Thái Lan cho biết thị trường sẽ có nguồn cung gạo mới trong tháng này và có thể khiến giá gạo tiếp tục giảm thêm trong những tuần tới.

Thái Lan đóng cửa các cửa hàng miễn thuế khu vực nhập cảnh
Thái Lan đóng cửa các cửa hàng miễn thuế khu vực nhập cảnh

VOV.VN - Phó phát ngôn Chính phủ Thái Lan Rudklao Suwankiri ngày 2/7 cho biết, Nội các nước này đã nhất trí sẽ tạm đóng cửa các cửa hàng miễn thuế ở khu vực nhập cảnh tại 8 sân bay quốc tế trên toàn quốc trong ít nhất một năm.

Thái Lan đóng cửa các cửa hàng miễn thuế khu vực nhập cảnh

Thái Lan đóng cửa các cửa hàng miễn thuế khu vực nhập cảnh

VOV.VN - Phó phát ngôn Chính phủ Thái Lan Rudklao Suwankiri ngày 2/7 cho biết, Nội các nước này đã nhất trí sẽ tạm đóng cửa các cửa hàng miễn thuế ở khu vực nhập cảnh tại 8 sân bay quốc tế trên toàn quốc trong ít nhất một năm.