Người tiêu dùng kiện Apple: Cần luật hoá các vụ kiện tập thể

VOV.VN - Người tiêu dùng Việt tiếp tục khởi kiện Apple về việc nhà sản xuất này làm chậm iPhone khi cập nhật phần mềm mới.

Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã thông tin về việc Apple Việt Nam trả lời về vụ "Apple làm chậm iPhone thế hệ cũ".

Người tiêu dùng Việt tiếp tục khởi kiện Apple về việc nhà sản xuất này làm chậm iPhone khi cập nhật phần mềm mới. (Ảnh: KT).

Theo đó, Công ty TNHH Apple Việt Nam (Apple Vietnam LLC) cho biết đã đăng tải công khai giải thích của công ty về vấn đề này đối với người tiêu dùng Việt Nam trên trang điện tử của Apple (bằng tiếng Việt).

Apple Việt Nam cho hay, để bảo đảm lợi ích và quyền của người tiêu dùng, công ty đã triển khai nâng cấp hệ điều hành mới (iOS 11.3) cho phép người sử dụng được lựa chọn tắt chức năng quản lý năng lượng nhằm chống tắt nguồn đột ngột (cập nhật chức năng đã được triển khai trên iOS 10.2.1 và 11.2) vốn đã mặc định chức năng này.

Đồng thời, Apple Vietnam cũng cam kết triển khai Chương trình giảm giá dịch vụ thay thế pin hết hạn bảo hành. Đây là chương trình Giảm giá áp dụng cho mọi khách hàng đang sử dụng điện thoại iPhone 6 hoặc mới hơn, dù người dùng có gặp phải vấn đề về hiệu năng hay không, cụ thể: Apple iPhone 6, iPhone 6 Plus, iPhone 6s, iPhone 6s Plus, iPhone SE, iPhone 7 và iPhone 7 Plus.

Cũng liên quan về việc Apple cố tình làm chậm iPhone đời cũ, ngày 10/1 vừa qua, hai Luật sư thuộc Văn phòng Luật sư Kết Nối - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội là Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng và Luật sư Trần Mạnh Tùng đã chính thức đâm đơn kiện Apple về việc nhà sản xuất này làm chậm iPhone khi cập nhật phần mềm mới.

Vụ kiện nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía cộng đồng, với khoảng 4.800 người sử dụng iPhone tại Việt Nam đăng ký tham gia.

Ngoài Việt Nam, Apple cũng phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện tại các quốc gia khác như Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Isarel. Riêng tại Mỹ, đã có hơn 30 đơn kiện được gửi lên tòa án tại nhiều bang khác nhau.

Đơn kiện đã được Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) tiếp nhận và xử lý, vì TPHCM là nơi có đại diện chính thức của Apple tại Việt Nam - Công ty TNHH Apple Việt Nam.

Tòa án còn lúng túng khi thụ lý các vụ kiện tập thể. (Ảnh: Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng).

Tuy nhiên, ngày 13/3, Tòa án Nhân dân TPHCM ra Thông báo trả lại đơn kiện Apple của hai luật sư Việt Nam với lý do bên nguyên đơn không thực hiện yêu cầu sửa đổi bổ sung của Tòa (mặc dù trên thực tế, ngày 28/3/2018 Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mới trao Thông báo tới hai Luật sư). Cho rằng quyết định này của Tòa án không hợp lý, hai luật sư đã gửi đơn khiếu nại và tiếp tục đâm đơn khởi kiện Apple lần hai.

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng cho biết, "Chúng tôi hiểu phía Tòa đang lúng túng trong cách xử lý vì đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có người tiêu dùng khởi kiện Apple. Thực hiện vụ kiện này, chúng tôi chỉ có một mục đích duy nhất đó là: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của toàn thể người tiêu dùng tại Việt Nam."

Theo luật sư Nguyễn Ngọc Hùng và Trần Mạnh Tùng, thuộc Văn phòng Luật sư Kết Nối – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, việc APPLE INC xin lỗi công khai và thừa nhận lỗi này được đăng tải trên website của hãng, thế nhưng không kèm theo chính sách bồi thường thiệt hại hay giải pháp để nhanh chóng khắc phục lỗi của APPLE INC cho người tiêu dùng ở Việt Nam.

"APPLE INC còn đưa ra khuyến nghị thay pin để đảm bảo hiệu suất máy, làm cho người tiêu dùng thiệt hại rất nhiều về kinh tế. Việc làm này của APPLE INC không những không phải là giải pháp tích cực cho người tiêu dùng mà còn là một giải pháp mang tính kinh doanh nhằm gia tăng tối đa lợi nhuận cho bị đơn bằng việc gây thiệt hại cho người tiêu dùng", luật sư Trần Mạnh Tùng phân tích.

Ông Lê Thanh Tâm, Tổng Giám đốc IDG ASEAN cho rằng, tại Việt Nam hiện nay vai trò của các hội, hiệp hội trong bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp có rất nhiều hạn chế.

Ông Lê Thanh Tâm, Tổng Giám đốc IDG ASEAN.

"Chỉ so sánh với các nước trong Đông Nam Á, hay thậm chí chỉ các nước thuộc Đông Dương Việt Nam, Lào, Campuchia, việc luật hóa kiện tụng cởi mở hơn, khung pháp lý của họ chặt chẽ hơn chúng ta rất nhiều", ông Lê Thanh Tâm nêu rõ.

Còn theo ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, khung khổ pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều đã có, tuy nhiên thực thi còn nhiều vấn đề.

"Để kiện ra tòa bây giờ cả chi phí, thời gian đều đã "khủng khiếp". Thế nhưng nếu không có thiết chế hiệu năng để xử lý các tranh chấp đó, thì cũng không thể thực hiện được", ông Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền
Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền

VOV.VN - Đây là khẳng định của Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú tại buổi làm việc với Ngân hàng Xây dựng và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh Long An.

Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền

Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền

VOV.VN - Đây là khẳng định của Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú tại buổi làm việc với Ngân hàng Xây dựng và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh Long An.

Doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là bảo vệ chính mình
Doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là bảo vệ chính mình

VOV.VN - Khi có sự hợp tác, doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm, người tiêu dùng mua được hàng hóa chất lượng tốt sẽ là điều hai bên cùng có lợi.

Doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là bảo vệ chính mình

Doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là bảo vệ chính mình

VOV.VN - Khi có sự hợp tác, doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm, người tiêu dùng mua được hàng hóa chất lượng tốt sẽ là điều hai bên cùng có lợi.

Bảo vệ thương hiệu: Việc không phải của riêng ai
Bảo vệ thương hiệu: Việc không phải của riêng ai

VOV.VN - Đã đến lúc các doanh nghiệp trong nước, các cơ quan quản lý không thể chủ quan và thờ ơ trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Bảo vệ thương hiệu: Việc không phải của riêng ai

Bảo vệ thương hiệu: Việc không phải của riêng ai

VOV.VN - Đã đến lúc các doanh nghiệp trong nước, các cơ quan quản lý không thể chủ quan và thờ ơ trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu.