Nhà cho người nước ngoài: Mở cả sở hữu và kinh doanh?

Bước chuyển lớn của pháp luật về nhà ở có thể được thông qua vào kỳ họp cuối năm nay...

"Nếu đối tượng và điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam của Việt kiều và người nước ngoài được mở rộng chắc chắn các căn hộ ở đây sẽ đắt khách", vị giám đốc bán hàng tại một dự án căn hộ cao cấp ở Đà Nẵng nói. 

Nhận định “sẽ đắt khách” không hẳn hàm ý về nguồn lực tài chính của người mua nhà, mà quan trọng hơn là sự tin cậy về mặt pháp lý. Bởi không ít khách ngoại sẵn sàng bỏ hàng ngàn USD/tháng để thuê nhà dài hạn, song khi tính chuyện mua thì lại rất ngại ngần, ngay tại dự án đó.

Vì, câu chuyện liên quan đến sở hữu và phạm vi kinh doanh địa ốc của Việt kiều và tổ chức, cá nhân người nước ngoài đã được đề cập khá nhiều. Song câu trả lời chắc chắn vẫn còn phải chờ việc sửa cả hai dự án Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm nay.


Dự thảo luật mới nhất đã mở đến mức cả Việt kiều và cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là được sở hữu nhà ở.

Với sở hữu nhà, dự thảo luật mới nhất đã mở đến mức cả Việt kiều và cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là được sở hữu nhà ở.

Tất nhiên, còn một số điều kiện đi kèm, song quy định này, dù đang còn rất nhiều tranh cãi, cũng cho thấy đã có bước chuyển lớn của pháp luật về nhà ở. Vì được phép nhập cảnh chỉ là một trong các điều kiện để Việt kiều và người nước ngoài có thể sở hữu nhà tại Việt Nam.

Nhưng, cơ hội với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ dừng ở sở hữu mà còn là phạm vi kinh doanh.

Dù có thêm chỉnh sửa, song dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản mới nhất vừa được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội vẫn nhất quán tinh thần thông thoáng hơn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Theo đó, cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều được đầu tư xây dựng nhà ở trên đất được Nhà nước giao để bán, cho thuê, cho thuê mua; đầu tư xây dựng nhà ở trên đất được Nhà nước cho thuê để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở trên đất được Nhà nước cho thuê để bán, cho thuê, cho thuê mua.

Cả hai đối tượng trên cũng đều được nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua. Được mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng trên đất thuê để cho thuê, cho thuê mua; thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại; đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật và thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật để cho thuê lại.

Riêng người Việt định cư ở nước ngoài còn được dầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở trên đất nhận chuyển nhượng, đất thuê trong khu công công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế để bán, cho thuê, cho thuê mua.

Dự án luật cũng cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được kinh doanh các dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản như người Việt Nam.

Để phù hợp với Luật Đất đai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đã quy định hoạt động người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng và được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản được thực hiện thông qua một cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất của chủ đầu tư cần chuyển nhượng dự án và có quyết định giao đất, cho thuê đất đối với chủ đầu tư nhận chuyển nhượng dự án bất động sản./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)
Thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)

VOV.VN -Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo luật cần quy định rõ thêm những ưu đãi, cơ chế để khắc phục những hạn chế về nhà ở xã hội.

Thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)

Thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)

VOV.VN -Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo luật cần quy định rõ thêm những ưu đãi, cơ chế để khắc phục những hạn chế về nhà ở xã hội.

Chính phủ đề xuất 10 nhóm nội dung sửa Luật Nhà ở
Chính phủ đề xuất 10 nhóm nội dung sửa Luật Nhà ở

Theo Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở 2005 đã bộc lộ nhiều bất cập, cần phải kịp thời sửa đổi, bổ sung…

Chính phủ đề xuất 10 nhóm nội dung sửa Luật Nhà ở

Chính phủ đề xuất 10 nhóm nội dung sửa Luật Nhà ở

Theo Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở 2005 đã bộc lộ nhiều bất cập, cần phải kịp thời sửa đổi, bổ sung…

Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật nhà ở (sửa đổi)
Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật nhà ở (sửa đổi)

VOV.VN -Quốc hội cho ý kiến vào 2 dự án luật: Luật nhà ở (sửa đổi) và Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật nhà ở (sửa đổi)

Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật nhà ở (sửa đổi)

VOV.VN -Quốc hội cho ý kiến vào 2 dự án luật: Luật nhà ở (sửa đổi) và Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Nhà ở xã hội là điểm sáng trong Luật Nhà ở sửa đổi
Nhà ở xã hội là điểm sáng trong Luật Nhà ở sửa đổi

VOV.VN -Sáng 2/4, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), trong phiên họp toàn thể lần thứ 13 UBPLQH đã thẩm định Luật Nhà ở.

Nhà ở xã hội là điểm sáng trong Luật Nhà ở sửa đổi

Nhà ở xã hội là điểm sáng trong Luật Nhà ở sửa đổi

VOV.VN -Sáng 2/4, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), trong phiên họp toàn thể lần thứ 13 UBPLQH đã thẩm định Luật Nhà ở.