Nhà sản xuất không thực hiện trách nhiệm với sản phẩm thải bỏ có thể bị phạt đến 2 tỷ đồng

VOV.VN - Từ 1/1/2024, 4 nhóm ngành hàng bao gồm: bao bì, Pin - Ắc quy, dầu nhớt, săm lốp sẽ bị phạt đến 2 tỷ đồng nếu các nhà sản xuất không thực hiện trách nhiệm đối với sản phẩm thải bỏ.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo: Phổ biến và tập huấn thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 4/3, tại Hà Nội.

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1 vừa qua, 6 nhóm ngành hàng bao gồm: bao bì, Pin - Ắc quy, dầu nhớt, săm lốp, điện - điện tử, phương tiện giao thông gồm ô tô, xe máy sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm. Tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản phẩm, tối thiểu phải được tái chế theo quy cách tái chế bắt buộc trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Sản xuất và Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam cho rằng, các quy định trách nhiệm đối của các nhà sản xuất đối với các sản phẩm thải bỏ là cần thiết, tuy nhiên, những quy định này cần phải rõ ràng, chi tiết hơn nữa để các nhà sản xuất dễ thực hiện.

“Tôi đề nghị làm rõ cơ chế quản lý về thu phí đó và xử lý như thế nào? Như vừa rồi chúng tôi cũng tự làm, rất khó khăn. Từ nông dân thu gom, rồi vận chuyển đi chỗ tiêu hủy là cả một quá trình. Do vậy phải có cơ chế quản lý như thế nào cho phù hợp”, ông Nguyễn Văn Sơn cho hay.

Đồng tình với quuan điểm này, ông Hoàng Trung Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ cho rằng, phần lớn các doanh nghiệp có nhận thức rõ ràng về trách nhiệm thu gom, tái chế và xử lý chất thải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong thu hồi và tái chế các sản phẩm bán ra hoặc phải tăng thêm chi phí sản xuất khi thực hiện. Chính vì vậy, theo ông Hoàng Trung Dũng cần phải thành lập được các doanh nghiệp xử lý tập trung trên phạm vi toàn quốc.

“Nên chăng, trong luật nên hướng dẫn các Hiệp hội nghề hoặc thành lập doanh nghiệp xử lý để thực hiện xử lý trong lĩnh vực ngành nghề này. Tôi nói ví dụ như ngành nghề dầu nhờn của chúng tôi hay là ngành săm lốp, ắc quy thì phải có một đơn vị xử lý tập trung trên phạm vi toàn quốc thì mới hy vọng việc tái chế này thực sự được triển khai một cách nghiêm túc, đúng như trách nhiệm tái chế", ông Hoàng Trung Dũng nói.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu được lựa chọn 2 hình thức để thực hiện trách nhiệm của mình là tổ chức tái chế, trong đó nhà sản xuất có 3 lựa chọn bao gồm: tự tổ chức tái chế, thuê đơn vị tái chế có đủ điều kiện, ủy quyền cho bên thứ ba tổ chức tái chế. Nếu không lựa chọn hình thức này thì có thể lựa chọn hình thức đóng góp tài chính vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

 Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, theo lộ trình, từ ngày 1/1/2024, 4 nhóm ngành hàng bao gồm: bao bì, Pin - Ắc quy, dầu nhớt, săm lốp phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì. Đối với các sản phẩm điện, điện tử là từ 1/1/2025, các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy sẽ có hiệu lực từ 1/1/2027.

Theo ông Hùng, nếu sau thời gian này, các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu không thực hiện, không công khai, cung cấp thông tin về sản phẩm, bao bì, vi phạm quy định thuê đơn vị tái chế, ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức tái chế, hoặc vi phạm quy định về thực hiện tỷ lệ tái chế bắt buộc thì có thể bị xử phạt lên đến 2 tỷ đồng.

“Sau khi bị xử phạt 2 tỷ đồng và buộc nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trong trường hợp họ chưa hoàn thành thì buộc nộp tiếp phần đó. Thứ ba là buộc cung cấp thông tin, công khai thông tin. Có một điểm nữa, chúng tôi cũng đang đề xuất là công khai thông tin vi phạm của nhà sản xuất vi phạm, bị xử phạt thì sẽ công khai công chức, cá nhân này”, ông Phan Tuấn Hùng cho biết.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến doanh nghiệp cũng đồng tình với các quy định liên quan đến nhà sản xuất, nhà nhập khẩu đối với vòng đời sản phẩm, tuy nhiên, cần phải có các hướng dẫn cụ thể về quy định tỷ lệ tái chế bắt buộc và quy cách tái chế bắt buộc cho các ngành hàng để các nhà sản xuất, nhập khẩu dễ thực hiện. Hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện soạn thảo hướng dẫn chi tiết việc thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất theo quy định mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu gom sản phẩm thải bỏ còn nhiều băn khoăn
Thu gom sản phẩm thải bỏ còn nhiều băn khoăn

Nhiều sản phẩm không có giá trị tái chế, không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chính sách thu hồi sản phẩm thải bỏ.

Thu gom sản phẩm thải bỏ còn nhiều băn khoăn

Thu gom sản phẩm thải bỏ còn nhiều băn khoăn

Nhiều sản phẩm không có giá trị tái chế, không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chính sách thu hồi sản phẩm thải bỏ.

Rác thải sinh hoạt từ gia đình F0: Nguy cơ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng
Rác thải sinh hoạt từ gia đình F0: Nguy cơ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng

VOV.VN - Việc điều trị F0 tại nhà giúp giảm tải điều trị cho các cơ sở, hiệu quả phòng chống dịch tốt hơn. Tuy nhiên, điều này cũng phát sinh lượng lớn rác thải sinh hoạt từ gia đình F0 do thu gom không đúng cách gây nguy cơ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng

Rác thải sinh hoạt từ gia đình F0: Nguy cơ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng

Rác thải sinh hoạt từ gia đình F0: Nguy cơ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng

VOV.VN - Việc điều trị F0 tại nhà giúp giảm tải điều trị cho các cơ sở, hiệu quả phòng chống dịch tốt hơn. Tuy nhiên, điều này cũng phát sinh lượng lớn rác thải sinh hoạt từ gia đình F0 do thu gom không đúng cách gây nguy cơ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng

Người dân trả chi phí thu gom, xử lý rác bằng cách mua bao bì đựng chất thải
Người dân trả chi phí thu gom, xử lý rác bằng cách mua bao bì đựng chất thải

VOV.VN - Theo lãnh đạo Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), trong thời điểm đầu triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, việc có nhiều cơ chế, chính sách mới sẽ xuất hiện những lúng túng nhất định từ phía các Bộ, ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp.

Người dân trả chi phí thu gom, xử lý rác bằng cách mua bao bì đựng chất thải

Người dân trả chi phí thu gom, xử lý rác bằng cách mua bao bì đựng chất thải

VOV.VN - Theo lãnh đạo Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), trong thời điểm đầu triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, việc có nhiều cơ chế, chính sách mới sẽ xuất hiện những lúng túng nhất định từ phía các Bộ, ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp.