Nhận diện những nút thắt để "cởi trói" cho thương hiệu cua Cà Mau

Tình hình dịch bệnh trên cua, nạn đánh cắp thương hiệu, thị trường chưa ổn định... đang là “sợi dây trói” khiến con cua Cà Mau chưa thể vươn ra biển lớn.

Với đặc thù 3 mặt giáp biển, Cà Mau có điều kiện lý tưởng cho các loại thủy sản phát triển; trong đó, ngành hàng cua. Đặc biệt, ngành cua Cà Mau đang từng bước khẳng định vị thế, trở thành đối tượng nuôi chủ lực thứ hai của địa phương, chỉ đứng sau con tôm. Hiện nay, diện tích thả cua hàng năm trên địa bàn tỉnh Cà Mau khoảng trên 250.000ha, sản lượng thu hoạch ước khoảng trên 25.000 tấn, giá trị thương phẩm với trên 10.000 tỷ đồng/năm.

Với vị thế đã được khẳng định, cua Cà Mau đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, tạo ra cơ sở pháp lý và công cụ để Cà Mau tăng cường việc quản lý, kiểm soát và quảng bá thương hiệu sản phẩm, khẳng định thương hiệu với thị trường trong và ngoài nước, góp phần nâng cao giá trị kinh tế địa phương.

Tuy vậy, thực tế cho thấy ngành hàng này đang đối mặt với nhiều khó khăn, có cả khách quan lẫn chủ quan như: tình trạng dịch bệnh trên cua, việc bị đánh cắp thương hiệu... Về phía thị trường cả trong nước lẫn xuất khẩu đều không ổn định, trong khi đó, sản phẩm lại chưa đủ điều kiện để tiếp cận thị trường mới...  Những vấn đề này đang đang là “sợi dây trói” buộc cẳng cua Cà Mau...

Giàu tiềm năng phát triển

Hiện nay, nghề nuôi cua vùng ĐBSCL chủ yếu tập trung ở tỉnh Long An, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, trong đó nghề nuôi cua biển của Cà Mau có nhiều điểm khác biệt bởi điều kiện tự nhiên riêng biệt, kéo theo thổ nhưỡng, nguồn nước cũng phù hợp với điều kiện phát triển của con cua. Một lợi thế mà ít địa phương nào có được nữa là rừng ngập mặn với diện tích hơn 80.000ha… đã góp phần tạo nên sản phẩm có chất lượng được đánh giá là ngon nhất của của nước.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng cua nuôi của tỉnh Cà Mau không ngừng tăng. Nếu như năm 2016, diện tích nuôi cua chỉ khoảng 240.000ha, năng suất bình quân 70kg/ha, sản lượng trên 17.400 tấn/năm thì đến năm cuối năm 2022, diện tích nuôi đã đạt khoảng 252.000ha, năng suất bình quân 100kg/ha, sản lượng ước đạt khoảng 25.000 tấn/năm. Trong số đó, diện tích nuôi cua kết hợp với tôm trong vùng rừng ngập được chứng nhận sinh thái, hữu cơ và các chứng nhận khác gần 20.000ha (có 9 loại chứng nhận), sản lượng đạt khoảng 2.000 tấn. Phần lớn diện tích còn lại được nuôi theo hình thức tự nhiên, sinh thái.

Không dừng lại ở đó, qua nhiều năm chuyển đổi sản xuất, đến nay mô hình nuôi cua của tỉnh ngày càng đa dạng về hình thức, như nuôi cua kết hợp với các loài thủy sản khác (vùng nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến chuyên tôm, tôm lúa, tôm rừng) với diện tích khoảng 248.000ha; nuôi thâm canh, bán thâm canh (nuôi cua hầm đất) bằng phương pháp nuôi cải tiến 2 giai đoạn khoảng 2.000ha… Điển hình nhất phải kể đến huyện Năm Căn, địa phương từ lâu luôn được xem là “thủ phủ” của cua biển tại Cà Mau.

Phó Chủ tịch Hội Thủy sản huyện Năm Căn, kiêm Trưởng Ban Quản lý nhãn hiệu tập thể cua Năm Căn Huỳnh Hùng Anh, thông tin với đặc thù là địa phương có nhiều con sông, rạch thông ra cả biển Đông và Tây. Với lợi thế đó, Cà Mau không chỉ có nguồn phù sa dồi dào mà quanh năm giữ độ mặn ổn định, là điều kiện để con cua sinh trưởng tốt, đạt chất lượng mà không nơi đâu sánh bằng. “Chất lượng cua thương phẩm luôn được thị trường đánh giá cao. Thương hiệu “Cua Năm Căn-Cà Mau” đã được khẳng định, vị thế của sản phẩm nhờ đó mà được nâng lên, mang lại thu nhập ổn định cho người nuôi cua địa phương,” ông Huỳnh Hùng Anh phân tích.

Đồng thời, ông Huỳnh Hùng Anh cho biết sản phẩm cua Cà Mau được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng chứng nhận chỉ dẫn địa lý thật sự là bước ngoặt quan trọng, là cơ sở, tiền đề để địa phương thúc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất, quản lý sản phẩm, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho xúc tiến thương mại, liên kết trong việc tổ chức sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm cua Cà Mau trong và ngoài nước.

Nhận diện các thách thức

Tiềm năng, thế mạnh của ngành hàng cua Cà Mau rất lớn, song đang phải đối mặt với nhiều thách thức đang “trói buộc” ngành hàng này vươn lên phát triển xứng tầm. Bởi 3 năm liên tiếp gần đây, vào thời điểm giao mùa từ nắng nóng chuyển sang mưa, cua nuôi đều có biểu hiện chết bất thường trên diện rộng nhưng hiện vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ngoài ra, tình hình hoạt động sản xuất giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay có khoảng 523 trại sản xuất luân phiên giống tôm sú và cua; có 7 tổ hợp tác và hợp tác xã ương dèo, 300 cơ sở ương nhỏ lẻ; trong đó, có khoảng 70 trại chuyên sản xuất cua giống, sản lượng khoảng 700-800 triệu con cua giống/năm, dù thực tế đáp ứng được 100% nhu cầu thả nuôi trong tỉnh, đồng thời cung cấp một phần ra các tỉnh lân cận.

Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Phan Hoàng Vũ, giống cua biển hiện nay chưa thuyết phục được người nuôi do quy trình sản xuất giống cua biển tại Cà Mau chưa thật sự ổn định. Chất lượng con giống càng ngày bị thoái hóa, kích cỡ cua nuôi khi thu hoạch nhỏ dần, tăng trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp do sử dụng nguồn cua bố mẹ chưa qua chọn lọc, chất lượng không được cơ quan quản lý kiểm soát. Ngoài ra, đa phần các trại sản xuất cua giống kế thừa từ trại sản sản xuất tôm giống, nên chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật sản xuất với đối tượng này.

Theo ngành nông nghiệp, hiện nay người nuôi cua trên địa bàn tỉnh chủ yếu bán cho thương lái thu gom về giao lại cho các đại lý phân phối, có rất ít hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cua thương phẩm. Đồng thời, sản phẩm “Cua Năm Căn” dù được đánh giá cao nhưng hiện vẫn chưa liên kết tiêu thụ vào hệ thống siêu thị, nhà hàng. Một khó khăn khác nữa là hiện sản phẩm cua Cà Mau được tiêu thụ trong nước khoảng hơn 60%, còn lại xuất khẩu sang một số nước lân cận, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Về vấn đề này, tại buổi làm việc với đoàn công tác Chính phủ vừa qua, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, thừa nhận sản phẩm cua Cà Mau chủ yếu xuất tiểu ngạch sang thị trường nước bạn, nên gặp nhiều rủi ro, thường xuyên bị đối tác thao túng giá cả, do vậy khó tổ chức sản xuất theo hướng bền vững… Ông Sử cũng cho rằng, sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên đặc thù cua Cà Mau đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành cua Việt Nam. Con cua cũng được xem là đối tượng chủ lực của tỉnh và đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Đây là cơ sở pháp lý và công cụ để Cà Mau tăng cường việc quản lý, kiểm soát và quảng bá thương hiệu sản phẩm, khẳng định cua Cà Mau với thị trường trong và ngoài nước, góp phần nâng cao giá trị kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, để “cởi trói” cho ngành hàng cua của địa phương phát triển xứng tầm vẫn còn nhiều “nút thắt” cần phải nhanh chóng tháo gỡ trong đó đặc biệt là cải thiện chất lượng của giống, ngăn chặn giống thoái hóa, có biện pháp hữu hiệu để phòng, chống dịch bệnh trên cua. Bên cạnh đó, cải thiện những khó khăn trong việc vận chuyển, phân phối hạn chế tối đa sự sụt giảm chất lượng ở khâu này. Đặc biệt, việc tăng cường nhận diện thương hiệu trong khâu xuất hàng, khắc phục cải thiện quy trình quản lý cần được đặt ra nghiêm túc và đồng bộ để bảo vệ cho thương hiệu, uy tín ngành hàng địa phương, tránh bị nhái, xâm phạm thương hiệu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đến năm 2025 thu nhập từ trồng rừng sản xuất của Cà Mau tăng 1,5 lần
Đến năm 2025 thu nhập từ trồng rừng sản xuất của Cà Mau tăng 1,5 lần

VOV.VN - Đến năm 2025, diện tích rừng trồng sản xuất thâm canh đạt 25.000 ha, thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.

Đến năm 2025 thu nhập từ trồng rừng sản xuất của Cà Mau tăng 1,5 lần

Đến năm 2025 thu nhập từ trồng rừng sản xuất của Cà Mau tăng 1,5 lần

VOV.VN - Đến năm 2025, diện tích rừng trồng sản xuất thâm canh đạt 25.000 ha, thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.

Giá cua Cà Mau tăng từng ngày
Giá cua Cà Mau tăng từng ngày

VOV.VN - Giá cua tại Cà Mau đang được thương lái thu mua tại vuông với giá gấp gần 3 ngày thường. Nguyên nhân do nhu cầu thị trường Tết tăng cao, bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc mở cửa đã tạo cú hích để giá cua nhảy vọt.

Giá cua Cà Mau tăng từng ngày

Giá cua Cà Mau tăng từng ngày

VOV.VN - Giá cua tại Cà Mau đang được thương lái thu mua tại vuông với giá gấp gần 3 ngày thường. Nguyên nhân do nhu cầu thị trường Tết tăng cao, bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc mở cửa đã tạo cú hích để giá cua nhảy vọt.

Cua Cà Mau rượt đuổi nhau trên "đường đua tốc độ”
Cua Cà Mau rượt đuổi nhau trên "đường đua tốc độ”

VOV.VN - Cuộc thi tốc độ cua nằm trong khuôn khổ Ngày hội cua Cà Mau diễn ra sáng 24/12 đầy thú vị. Có những cặp đua so kè đầy kịch tính nhưng cũng có những chú cua chỉ nằm yên không chịu nhập cuộc.

Cua Cà Mau rượt đuổi nhau trên "đường đua tốc độ”

Cua Cà Mau rượt đuổi nhau trên "đường đua tốc độ”

VOV.VN - Cuộc thi tốc độ cua nằm trong khuôn khổ Ngày hội cua Cà Mau diễn ra sáng 24/12 đầy thú vị. Có những cặp đua so kè đầy kịch tính nhưng cũng có những chú cua chỉ nằm yên không chịu nhập cuộc.

Xuất khẩu thủy sản của Cà Mau tăng mạnh
Xuất khẩu thủy sản của Cà Mau tăng mạnh

VOV.VN - Thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau gần đây được mở rộng hơn nhờ các Hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt, kim gạch xuất khẩu thủy sản của địa phương năm nay đã tăng hơn 42% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu thủy sản của Cà Mau tăng mạnh

Xuất khẩu thủy sản của Cà Mau tăng mạnh

VOV.VN - Thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau gần đây được mở rộng hơn nhờ các Hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt, kim gạch xuất khẩu thủy sản của địa phương năm nay đã tăng hơn 42% so với cùng kỳ.

Cua Cà Mau được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Cua Cà Mau được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

VOV.VN - Sở Khoa học - Công nghệ Cà Mau cho biết, cua Cà Mau đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học – Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Cua Cà Mau được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Cua Cà Mau được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

VOV.VN - Sở Khoa học - Công nghệ Cà Mau cho biết, cua Cà Mau đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học – Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý.