Nhân rộng diện tích dừa hữu cơ - giải pháp “cứu vãn” dừa Bến Tre rớt giá

VOV.VN - Hiện nay, trái dừa thương phẩm ở tỉnh Bến Tre đang gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu dẫn đến “cung vượt cầu”. Dừa khô rớt giá và tồn đọng rất nhiều do tắc đầu ra. Một trong những giải pháp để cứu vãn tình trạng này là phải nhân rộng diện tích cây dừa hữu cơ theo hướng liên kết với DN.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết, trong 6 tháng qua, nhà vườn trong tỉnh tiếp tục nhân rộng thêm gần 2.900ha vườn dừa hữu cơ sản xuất theo chuỗi liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp chế biến dừa. Như vậy, đến nay, toàn tỉnh Bến Tre đã phát triển được hơn 16.000ha dừa hữu cơ, vượt kế hoạch đề ra, chiếm 20,7% so với tổng diện tích dừa trong tỉnh. Các địa phương nhân rộng nhiều diện tích dừa hữu cơ là huyện Giồng Trôm 5.600ha, Mỏ Cày Nam 4.800ha, Bình Đại 2.581ha, Thạnh Phú 1.800ha. Hiện, Bến Tre có trên 9.500ha dừa hữu cơ đạt chuẩn và được chứng nhận.

Thực tế cho thấy, dù dừa rớt giá, ế ẩm nhưng các mô hình sản xuất dừa hữu cơ có liên kết với doanh nghiệp vẫn tiêu thụ bình thường, giá trên dưới 30.000 đồng/chục quả. Trong 6 tháng qua, 8 doanh nghiệp ở tỉnh Bến Tre đã tiêu thụ dừa hữu cơ của nhà vườn đối với dừa lấy nước được hơn 1,2 triệu trái; dừa hữu cơ công nghiệp hơn 25,7 triệu trái.

Hiện nay, các ngành chức năng và chính quyền các địa phương ở tỉnh Bến Tre đang tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ nhà vườn nhân rộng diện tích dừa hữu cơ để đảm bảo đầu ra ổn định.

"Giải pháp để phát triển cây dừa hữu cơ trong thời gian tới là ngành phối hợp với doanh nghiệp, chính quyền địa phương, hội Nông dân các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân  chuyển đổi dừa hữu cơ. Tập huấn nâng cao nặng lực cho cán bộ hội Nông dân về nông nghiệp hữu cơ, các tiêu chuẩn hữu cơ và kỹ thuật canh tác dừa hữu cơ. Ngành phối hợp các doanh nghiệp, chính quyền địa phương tổ chức tập huấn cho nông dân sản xuất dừa hữu cơ, tư vấn kỹ thuật canh tác dừa hữu cơ”, ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trái dừa lấy nước ở ĐBSCL có giá cao gấp nhiều lần dừa khô
Trái dừa lấy nước ở ĐBSCL có giá cao gấp nhiều lần dừa khô

VOV.VN - Trong khi trái dừa khô đang rớt giá thì trái dừa tươi lại có giá rất cao khiến nhiều nhà vườn đổ xô trồng loại dừa này, bỏ phế vườn dừa khô truyền thống.

Trái dừa lấy nước ở ĐBSCL có giá cao gấp nhiều lần dừa khô

Trái dừa lấy nước ở ĐBSCL có giá cao gấp nhiều lần dừa khô

VOV.VN - Trong khi trái dừa khô đang rớt giá thì trái dừa tươi lại có giá rất cao khiến nhiều nhà vườn đổ xô trồng loại dừa này, bỏ phế vườn dừa khô truyền thống.

“Giải cứu” trái dừa khô đang ế ẩm tại "thủ phủ"
“Giải cứu” trái dừa khô đang ế ẩm tại "thủ phủ"

VOV.VN - Ở thời điểm này, dừa khô ở tỉnh Bến Tre giá giảm còn trên dưới 2.000 đồng/quả; thậm chí ở các vùng nông thôn nhà vườn không bán được.

“Giải cứu” trái dừa khô đang ế ẩm tại "thủ phủ"

“Giải cứu” trái dừa khô đang ế ẩm tại "thủ phủ"

VOV.VN - Ở thời điểm này, dừa khô ở tỉnh Bến Tre giá giảm còn trên dưới 2.000 đồng/quả; thậm chí ở các vùng nông thôn nhà vườn không bán được.

Khuyến cáo nhà vườn không trồng dừa lấy nước ồ ạt
Khuyến cáo nhà vườn không trồng dừa lấy nước ồ ạt

VOV.VN - Gần đây, do giá cả, đầu ra một số trái cây gặp bấp bênh; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao nên nhiều nhà vườn tỉnh Tiền Giang ổ ạt chuyển qua trồng cây dừa Xiêm (dừa tươi lấy nước).

Khuyến cáo nhà vườn không trồng dừa lấy nước ồ ạt

Khuyến cáo nhà vườn không trồng dừa lấy nước ồ ạt

VOV.VN - Gần đây, do giá cả, đầu ra một số trái cây gặp bấp bênh; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao nên nhiều nhà vườn tỉnh Tiền Giang ổ ạt chuyển qua trồng cây dừa Xiêm (dừa tươi lấy nước).