NHNN: Chênh lệch giá vàng do cung cầu chưa cân bằng

(VOV) - Theo NHNN, sau 30/6 tới, thị trường vàng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn

Trong thông báo vừa phát đi ngày hôm nay (6/4), Ngân hàng Nhà nước cho rằng, trong ngắn hạn, giá vàng trong nước và thế giới còn chênh lệnh do cung cầu vẫn chưa cân bằng, các NHTM mua được qua các phiên đấu thầu chủ yếu để dự trữ chi trả người gửi vàng.

Theo NHNN, với khối lượng vàng cần để đóng trạng thái của các đơn vị kinh doanh vàng là khoảng 20 tấn, NHNN đã phải tổ chức liên tục các phiên đấu thấu, điều này đã tác động rất lớn đến thị trường vàng, đặc biệt là tâm lý của người dân, với tác động từ hai phía là nhu cầu tích lũy của dân cư và nhu cầu tất toán trạng thái vàng của một số tổ chức kinh doanh vàng.

Ngoài ra, việc giá vàng thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 15/4 vừa qua xuống 1.321,95 USD/ounce đã làm tăng thêm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới, mức chênh lệch này cũng tăng thêm do tâm lý của người dân có vàng lại không muốn bán ra, còn người có nhu cầu thì muốn tranh thủ lúc giá xuống để mua vào.

Theo NHNN, về trung và dài hạn, khi giá vàng thế giới ổn định và NHNN tiếp tục thực hiện các phiên đấu thầu vàng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường, sau giai đoạn các NHTM thực hiện xong việc tất toán trạng thái vàng theo yêu cầu của NHNN vào ngày 30/6 tới, thị trường vàng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn, mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới sẽ giảm.

Tính từ ngày 28/3 đến nay, NHNN đã tổ chức 13 phiên đấu thầu. Trong các phiên đấu thầu, lực mua chính xuất phát từ các ngân hàng thương mại (NHTM) với mục tiêu là để bù đắp lại số vàng huy động của dân mà trước đây họ đã bán ra để lấy tiền đồng, nay phải mua để trả lại cho người gửi vàng trước thời điểm 30/6. Qua 13 phiên đấu thầu, tổng khối lượng trúng thầu là 367.000 lượng vàng trong tổng số 406.000 lượng vàng đưa ra đấu thầu.

NHNN cho rằng, NHNN đã tham gia thị trường với vai trò là người mua, bán cuối cùng trên thị trường, tăng cung vàng miếng ra thị trường, tác động tới việc giảm mất cân đối cung - cầu vàng.

Nhờ đó, thị trường vàng trong nước đang đi vào ổn định, không còn xuất hiện các cơn “sóng vàng” và đẩy lùi tình trạng liên kết để làm giá, tỉ giá được kiểm soát và tiếp tục ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để thị trường vàng đi vào khuôn khổ.

Một trong những kết quả nổi bật đạt được là NHNN đã bảo vệ được thị trường ngoại hối không còn bị ảnh hưởng bởi các cơn “sóng vàng” như trước đây.

Nếu như trước đây, mỗi năm lượng vàng nhập vào Việt Nam khoảng 100 tấn sẽ cần một lượng ngoại tệ khoảng 4,4 tỷ USD nên đã tác động rất mạnh đến việc tăng tỷ giá giữa VND và USD, gây mất ổn định kinh tế vĩ mô. Hơn nữa, lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá vàng trong nước với quốc tế chủ yếu thuộc về các nhà đầu cơ và doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay phần chênh lệch này sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ai là người được lợi từ chênh lệch giá vàng?
Ai là người được lợi từ chênh lệch giá vàng?

(VOV) -Sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, bình ổn thị trường không đồng nghĩa với bình ổn giá vàng...

Ai là người được lợi từ chênh lệch giá vàng?

Ai là người được lợi từ chênh lệch giá vàng?

(VOV) -Sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, bình ổn thị trường không đồng nghĩa với bình ổn giá vàng...

Vàng SJC giảm về mốc 41 triệu đồng/lượng
Vàng SJC giảm về mốc 41 triệu đồng/lượng

(VOV) - 14h30 ngày 6/5, vàng SJC bán ra tại TP HCM giảm về 41,95 triệu đồng/lượng, còn vàng thế giới 1.473,5 USD/oz.

Vàng SJC giảm về mốc 41 triệu đồng/lượng

Vàng SJC giảm về mốc 41 triệu đồng/lượng

(VOV) - 14h30 ngày 6/5, vàng SJC bán ra tại TP HCM giảm về 41,95 triệu đồng/lượng, còn vàng thế giới 1.473,5 USD/oz.