Nợ xấu của Agribank tại TPHCM khoảng 5,9 - 6%
Thứ Hai, 08:59, 08/04/2013
(VOV) -Nợ xấu của Agribank tại TPHCM chủ yếu rơi vào lĩnh vực bất động sản.
Theo một lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), nợ xấu của Agribank trên địa bàn TPHCM hiện khoảng 5,9 - 6%, chủ yếu rơi vào lĩnh vực bất động sản.
Năm nay, Agribank TPHCM đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 11 - 12%, đồng thời giảm dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích và đẩy mạnh tín dụng khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, nợ xấu Agribank đang ở mức cao, nên theo vị lãnh đạo trên, quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN (áp dụng từ tháng 6/2013) sẽ khiến Agribank gặp nhiều khó khăn. Do đó, Agribank đề nghị NHNN xem xét lộ trình thực hiện, cũng như áp dụng các quy định tại Thông tư 02, để có thêm thời gian cơ cấu lại nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu.
Theo các quy định tại Thông tư 02, nợ xấu của Agribank trên khu vực TPHCM sẽ tăng lên 7.892 tỷ đồng (tương đương mức tăng 69%). Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng dư nợ của Agribank và trong bối cảnh hiện nay, nợ xấu tăng cao sẽ khiến ngân hàng gặp nhiều khó khăn, vị lãnh đạo trên cho biết.
Ông Tô Duy Lâm, Giám đốc NHNN Chi nhánh TPHCM cho biết, nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng. Trong đó, nợ nhóm 5 chiếm đến 62,8% tổng nợ xấu trên địa bàn thành phố và tỷ lệ nợ xấu chủ yếu rơi vào các công ty cho thuê tài chính; nợ xấu bất động sản đã phần nào được tháo gỡ, nhưng do mối quan hệ trực tiếp với các khoản vay thế chấp bằng bất động sản, nên dư nợ vẫn là vấn đề quan trọng, cần được tháo gỡ.
Nợ xấu có xu hướng tăng cao, đặc biệt là tại TPHCM nợ đáng chú ý và nợ nhóm 5 tăng rất cao (62,8%). Tuy nhiên, phát biểu tại hội nghị cuối tuần qua tại TPHCM, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, điều này là không bất ngờ, vì TPHCM là thị trường lớn.
“Quan trọng là, các ngân hàng phải phân loại nợ chính xác, đồng thời trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Chấm dứt việc chưa trích lập dự phòng rủi ro mà vẫn chia cổ tức”, Thống đốc Bình nhấn mạnh./.
Năm nay, Agribank TPHCM đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 11 - 12%, đồng thời giảm dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích và đẩy mạnh tín dụng khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, nợ xấu Agribank đang ở mức cao, nên theo vị lãnh đạo trên, quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN (áp dụng từ tháng 6/2013) sẽ khiến Agribank gặp nhiều khó khăn. Do đó, Agribank đề nghị NHNN xem xét lộ trình thực hiện, cũng như áp dụng các quy định tại Thông tư 02, để có thêm thời gian cơ cấu lại nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu.
Theo các quy định tại Thông tư 02, nợ xấu của Agribank trên khu vực TPHCM sẽ tăng lên 7.892 tỷ đồng (tương đương mức tăng 69%). Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng dư nợ của Agribank và trong bối cảnh hiện nay, nợ xấu tăng cao sẽ khiến ngân hàng gặp nhiều khó khăn, vị lãnh đạo trên cho biết.
Ông Tô Duy Lâm, Giám đốc NHNN Chi nhánh TPHCM cho biết, nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng. Trong đó, nợ nhóm 5 chiếm đến 62,8% tổng nợ xấu trên địa bàn thành phố và tỷ lệ nợ xấu chủ yếu rơi vào các công ty cho thuê tài chính; nợ xấu bất động sản đã phần nào được tháo gỡ, nhưng do mối quan hệ trực tiếp với các khoản vay thế chấp bằng bất động sản, nên dư nợ vẫn là vấn đề quan trọng, cần được tháo gỡ.
Nợ xấu có xu hướng tăng cao, đặc biệt là tại TPHCM nợ đáng chú ý và nợ nhóm 5 tăng rất cao (62,8%). Tuy nhiên, phát biểu tại hội nghị cuối tuần qua tại TPHCM, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, điều này là không bất ngờ, vì TPHCM là thị trường lớn.
“Quan trọng là, các ngân hàng phải phân loại nợ chính xác, đồng thời trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Chấm dứt việc chưa trích lập dự phòng rủi ro mà vẫn chia cổ tức”, Thống đốc Bình nhấn mạnh./.