Nợ xấu đang “cản đường” tín dụng

Trong khi tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đã vượt mức 4% thì tín dụng trong 6 tháng qua chỉ đạt 3,5%.

Hơn 50.000 tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC mua cùng với lượng trích lập dự phòng cao nhưng tình hình nợ xấu tại các ngân hàng vẫn không giảm. Con số nợ xấu chung của toàn hệ thống tính tới nay đã tăng lên 4%, theo công bố của NHNN. Điều này đang gây áp lực đối với mục tiêu tăng trưởng tín dụng của NNHN trong năm nay.

Tại Sacombank, ngân hàng này đã bán hơn 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC năm 2013. Năm nay, Sacombank tiếp tục tăng cường bán nợ xấu cho VAMC và kiểm soát chặt tín dụng, song nợ xấu vẫn có xu hướng tăng. Đặc biệt chất lượng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm phần lớn trong tổng số nợ.

Nợ xấu của Sacombank trong quý I/2014 đã trên 2.136 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn là 1.132 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này cũng tăng từ 1,45% cuối năm 2013 lên 1,86% cuối tháng 3/2014.

Tương tự, chất lượng nợ của BIDV đến hết quý I/2014 nhìn chung vẫn có vấn đề. Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) giảm mạnh 54,7% từ 3.946 tỷ xuống 1.786 tỷ đồng, nhưng nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) của BIDV lại tăng từ 4.200 lên 5.561 tỷ đồng. Nợ nhóm 5 đang chiếm tỷ trọng cao nhất, tới 68,9% trong tổng nợ xấu của ngân hàng này.

Vietcombank đang nằm trong top những ngân hàng có số nợ mất vốn cao do quy mô cho vay lớn. Theo đó quý I/2014 nhóm nợ này tại VCB cũng đã tăng 267 tỷ đồng so với đầu năm, đạt mức 3.058 tỷ đồng, chiếm 41,3% trong tổng tỷ nợ xấu.


Tỷ lệ nợ xấu tăng không nhiều nhưng giải pháp xử lý nợ xấu còn khó khăn. (Ảnh: Internet)
Theo số liệu báo cáo của NHNN chi nhánh TP HCM, ước đến cuối tháng 6/2014, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn là 4,84%, tăng nhẹ so với cuối quý I đầu năm này là 4,7%. Con số nợ tăng không nhiều, nhưng điểm đáng chú ý là đến nay, những giải pháp xử lý nợ vẫn chưa có và nhìn chung tình hình xử lý nợ xấu hiện nay rất khó khăn.

Nguyên nhân một phần do những tháng đầu năm các ngân hàng thương mại chưa xử lý và trích dự phòng. Đồng thời, việc xử lý nợ xấu hiện nay chủ yếu là trích lập dự phòng và bán cho VAMC, trong khi xử lý thu hồi bằng tiền rất ít. Trong 5 tháng đầu năm, riêng khu vực TP HCM đã xử lý được trên 6.000 tỷ đồng nợ xấu, nhưng trong đó thu bằng tiền mặt chỉ được hơn 300 tỷ đồng.

Theo TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, hoạt động của các ngân hàng vẫn chịu ảnh hưởng từ nợ xấu, nợ quá hạn, đặc biệt là nợ quá hạn trong lĩnh vực bất động sản và doanh nghiệp nhà nước.

Hướng mua lại nợ xấu của các ngân hàng mà VAMC đang triển khai được xem là một biện pháp hữu hiệu, tuy nhiên, chưa làm giảm được nợ quá hạn cũng như chưa giải quyết triệt để nợ xấu sau khi bán, mà mới chỉ kéo giãn nợ.

Trong khi quá trình xử lý nợ xấu diễn ra chậm, thì tín dụng trong 6 tháng qua chỉ đạt 3,5%. Kết quả là tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống theo báo cáo của NHNN đã vượt mức 4%. Nợ xấu lúc này lại trở thành một trong các nguyên nhân gây cản trở tăng trưởng tín dụng trong tương lai.

Một chuyên gia trong lĩnh vực tiền tệ nói rằng để đạt được mục tiêu 12 - 14% tăng trưởng tín dụng năm nay là rất khó. Nếu đạt mức trên thì lượng tiền đưa ra thị trường trong 6 tháng sẽ rất lớn, đó là chưa nói đến sức hấp thu vốn của nền kinh tế vẫn yếu.

Mặc dù thị trường ngân hàng Việt Nam nhiều năm qua luôn có mức tăng trưởng tín dụng sáu tháng cuối năm thường gấp đôi so với đầu năm. Điều này có nghĩa là khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng phụ thuộc nhiều hơn vào diễn biến ngành ngân hàng trong nửa cuối năm.

Tuy nhiên, tại Hội nghị ngành ngân hàng hôm 9/7, Thống đốc Nguyễn Văn Bình lần đầu tiên đã đề cập đến khả năng tăng trưởng tín dụng cả năm 2014 đạt "trên 10%" thay vì con số 12- 14% như NHNN vẫn nhắc đến trước đây./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vietinbank không tự xử được 1.500 tỉ đồng nợ xấu
Vietinbank không tự xử được 1.500 tỉ đồng nợ xấu

VOV.VN - Với tỷ lệ nợ xấu cuối quí I là 1,78%, Vietinbank là ngân hàng thương mại gốc quốc doanh cuối cùng bán nợ cho VAMC.

Vietinbank không tự xử được 1.500 tỉ đồng nợ xấu

Vietinbank không tự xử được 1.500 tỉ đồng nợ xấu

VOV.VN - Với tỷ lệ nợ xấu cuối quí I là 1,78%, Vietinbank là ngân hàng thương mại gốc quốc doanh cuối cùng bán nợ cho VAMC.

VAMC mua được 11.414 tỷ nợ xấu 6 tháng qua
VAMC mua được 11.414 tỷ nợ xấu 6 tháng qua

VOV.VN -Tính từ khi bắt đầu mua nợ ngày 11/10/2013 đến nay, tổng nợ xấu VAMC đã mua của các tổ chức tín dụng 50.721 tỷ đồng.

VAMC mua được 11.414 tỷ nợ xấu 6 tháng qua

VAMC mua được 11.414 tỷ nợ xấu 6 tháng qua

VOV.VN -Tính từ khi bắt đầu mua nợ ngày 11/10/2013 đến nay, tổng nợ xấu VAMC đã mua của các tổ chức tín dụng 50.721 tỷ đồng.

Mời doanh nghiệp Nhật tham gia mua nợ xấu của Việt Nam
Mời doanh nghiệp Nhật tham gia mua nợ xấu của Việt Nam

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, đây là một nội dung quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa NHNN và JFSA.

Mời doanh nghiệp Nhật tham gia mua nợ xấu của Việt Nam

Mời doanh nghiệp Nhật tham gia mua nợ xấu của Việt Nam

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, đây là một nội dung quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa NHNN và JFSA.

Nợ xấu được NHNN chính thức công bố là bao nhiêu?
Nợ xấu được NHNN chính thức công bố là bao nhiêu?

VOV.VN -Nếu chưa tính các khoản nợ đã được tái cơ cấu, đến hết tháng 2, nợ xấu của toàn hệ thống còn 122.000 tỷ đồng, chiếm 3,86%.

Nợ xấu được NHNN chính thức công bố là bao nhiêu?

Nợ xấu được NHNN chính thức công bố là bao nhiêu?

VOV.VN -Nếu chưa tính các khoản nợ đã được tái cơ cấu, đến hết tháng 2, nợ xấu của toàn hệ thống còn 122.000 tỷ đồng, chiếm 3,86%.