Nông dân Gò Công chuyển nhiều diện tích lúa kém hiệu quả sang rau màu

VOV.VN - Đến nay, nông dân vùng dự án “Ngọt hóa Gò Công” của tỉnh Tiền Giang, gồm: huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và Thị xã Gò Công đã thu hoạch xong vụ lúa Hè thu và gieo sạ vụ Đông Xuân. Do trồng lúa hiệu quả không cao nên nông dân mạnh dạn chuyển sang cây rau màu.

Vụ lúa Hè thu vừa qua, nông dân vùng  dự án “ Ngọt hóa Gò Công” của tỉnh Tiền Giang gieo trồng khoảng 23.000 ha, năng suất đạt trung bình 5,6 tấn/ha. Do chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng ở mức cao; trong khi đó giá lúa gạo không tăng nên nông dân không có lãi.

Sau khi thu hoạch vụ lúa Hè thu, nông dân tỉnh Tiền Giang khẩn trương gieo sạ vụ mùa Đông Xuân theo đúng lịch thời vụ. Ở vụ lúa này, toàn tỉnh Tiền Giang xuống giống trên 47.000 ha; trong đó vùng dự án “ngọt hóa Gò Công” chỉ xuống giống trên 21.000 ha lúa, giảm nhiều so với các năm trước. Đối với khu vực này do hạn chế nguồn nước ngọt mùa khô nên ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang khuyến cáo nông dân chỉ sản xuất 2 vụ lúa trong năm. Đặc biệt do vụ lúa vừa rồi kém hiệu quả nên hiện nay, nông dân mạnh dạn chuyển hàng nghìn ha đất lúa sang trồng các loại hoa màu.

Ông Đoàn Minh Hương, Bí thư Đảng ủy- Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông cho biết, chủ trương của xã là giảm dần diện tích lúa còn 1 vụ Đông Xuân, tăng diện tích hoa màu Viet Gap để tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích vì cây lúa năng suất thấp, kém hiệu quả.

“Vụ lúa Hè thu ở đây năng suất không cao chỉ từ 5-5,5 tấn/ha, do năm nay giá vật tư nông nghiệp tăng cao nên đầu ra người nông dân huề vốn. Chúng tôi có chủ trương chuyển đổi  cơ cấu từ đất trồng lúa sang trồng màu, chủ yếu là rau, cải. Ở đây chúng tôi có Hợp tác xã Viet GAP 3 Sao là cây cải Bẹ Vúng, hiệu quả hơn cây lúa gấp 5 lần” - ông Đoàn Minh Hương nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển đổi cây trồng giúp nông dân Quảng Nam phát triển kinh tế
Chuyển đổi cây trồng giúp nông dân Quảng Nam phát triển kinh tế

VOV.VN - Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ nông dân chuyển đổi nhiều diện tích đất lúa không chủ động nguồn nước tưới sang canh các loại cây màu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuyển đổi cây trồng giúp nông dân Quảng Nam phát triển kinh tế

Chuyển đổi cây trồng giúp nông dân Quảng Nam phát triển kinh tế

VOV.VN - Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ nông dân chuyển đổi nhiều diện tích đất lúa không chủ động nguồn nước tưới sang canh các loại cây màu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân vùng đất trũng vươn lên khá giàu nhờ chuyển đổi cây trồng
Nông dân vùng đất trũng vươn lên khá giàu nhờ chuyển đổi cây trồng

VOV.VN - Vài năm trở lại đây, nhờ mạnh dạn chuyển đổi đất trồng mía, vườn tạp kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, từng bước hình thành những vùng chuyên canh cây ăn trái quy mô lớn, cho giá trị kinh tế cao nên nhiều nông dân ở vùng đất Phụng Hiệp - Hậu Giang đã vươn lên khá giàu.

Nông dân vùng đất trũng vươn lên khá giàu nhờ chuyển đổi cây trồng

Nông dân vùng đất trũng vươn lên khá giàu nhờ chuyển đổi cây trồng

VOV.VN - Vài năm trở lại đây, nhờ mạnh dạn chuyển đổi đất trồng mía, vườn tạp kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, từng bước hình thành những vùng chuyên canh cây ăn trái quy mô lớn, cho giá trị kinh tế cao nên nhiều nông dân ở vùng đất Phụng Hiệp - Hậu Giang đã vươn lên khá giàu.

Giúp nông dân "đổi đời" từ trồng cây bản địa, cây gỗ lớn
Giúp nông dân "đổi đời" từ trồng cây bản địa, cây gỗ lớn

VOV.VN - Không chỉ duy trì độ che phủ rừng 55%, tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục nâng cao chất lượng, giá trị rừng bằng các loại cây trồng bản địa, cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao, góp phần hiệu quả vào giữ vững môi trường sinh thái.

Giúp nông dân "đổi đời" từ trồng cây bản địa, cây gỗ lớn

Giúp nông dân "đổi đời" từ trồng cây bản địa, cây gỗ lớn

VOV.VN - Không chỉ duy trì độ che phủ rừng 55%, tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục nâng cao chất lượng, giá trị rừng bằng các loại cây trồng bản địa, cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao, góp phần hiệu quả vào giữ vững môi trường sinh thái.