Nông nghiệp Lào Cai “đi sau, về trước”

VOV.VN - Những nỗ lực toàn diện, có định hướng, mục tiêu rõ ràng trong lĩnh vực nông nghiệp của Lào Cai thời gian qua đã cho thấy địa phương này đang từng bước vững vàng hiện thực hóa quyết tâm “đi sau, về trước” gắn với chiến lược phát triển nhanh, bền vững.

Từ khi nâng cấp lên dây chuyền tự động, mô hình chăn nuôi gà thịt của gia đình anh Phạm Văn Quyết, thôn Cốc Sâm 4, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai hoạt động rất hiệu quả, mọi chi phí đều tiết kiệm hơn so với trước kia. Tới đây, anh Quyết dự tính tiếp tục nâng cấp, mở rộng quy mô lên gấp đôi.

Anh Quyết chia sẻ: "Bình thường phải thêm 2 nhân công nữa mới làm hết việc nhưng giờ mình tôi có thể quản lý được hết 1,4 vạn con gà này. Cho ăn cho uống là tự động hết; còn chăm sóc, phòng bệnh thì theo quy trình hết rồi. Quan trọng mình nuôi làm sao cho gà ngon và đẹp, thương lái không chê thì bao nhiêu cũng hết, giá xuống đáy cũng lãi 10.000/con, cao điểm được 35.000 – 40.000 đồng/con".

Gia đình anh Quyết nằm trong số 6.000 hộ nông dân khá giả ở Bảo Thắng có tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại nhờ áp dụng các mô hình hiệu quả. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của toàn huyện nông thôn mới này cũng cán mốc 64 triệu đồng; trong đó, gần một nửa thu nhập cao hơn mức bình quân.

Còn tại huyện Bảo Yên – thủ phủ quế của Lào Cai, Nhà máy của Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Việt Bắc mới đi vào hoạt động đã mở ra cơ hội việc làm cho hàng trăm nhân công. Đặc biệt, ngoài sản phẩm tinh dầu truyền thống, những sản phẩm từ vỏ quế, nhất là quế sáo xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản còn góp phần định hình vùng liên kết trồng quế hữu cơ ước tính khoảng 2.000 ha cho địa phương.

Ông Bùi Văn Thành, Giám đốc điều hành tại Nhà máy cho biết: "Thông thường bà con chỉ bóc quế A, B, C xô, nhưng khi Việt Bắc vào kết hợp từ chính quyền, hợp tác xã cho đến nông dân, hướng dẫn chế tác sản phẩm quế sao thì giá trị nâng lên khoảng 30 – 40%. Ngoài ra Việt Bắc cũng đầu tư trang thiết bị công nghệ để hỗ trợ sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm quế".

Những câu chuyện kể trên là kết quả bước đầu khi Lào Cai xác định chuyển hướng từ nông nghiệp an sinh sang nông nghiệp hàng hóa. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai cũng đã ban hành riêng Nghị quyết số 10 về chiến lược phát triển nông nghiệp theo định hướng này.

Sau hơn 1 năm triển khai, diện mạo nông nghiệp của Lào Cai đã thay đổi đáng kể, đặc biệt trong tư duy sản xuất, khai thác được tiềm năng của những cây, con chủ lực như lợn, chè, chuối, dứa, quế… nâng tổng giá trị sản phẩm của ngành lên gần 9.000 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 5%.

Theo ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai, hướng đi của Lào Cai hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia.

Ông Duy chia sẻ: "Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn của các vùng này thông qua việc định hướng cho nông dân sản xuất theo đơn đặt hàng của các đơn vị cũng như yêu cầu của thị trường. Đồng thời, tiến hành đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện truy xuất nguồn gốc, đảm bảo uy tín, chất lượng hàng hóa của Lào Cai".

Theo ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, để bảo đảm sản xuất theo hướng hàng hóa không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp. Nhưng với đặc thù của ngành, Lào Cai xác định vừa phải tập trung xây dựng những vùng trồng đủ lớn với chất lượng đủ tốt, vừa phải nỗ lực kiến tạo cơ chế thông thoáng để mời gọi các nhà đầu tư.

"Hai nhu cầu quan trọng đối với nhà đầu tư là thủ tục hành chính và đất. Hiện nay, Lào Cai đã ban hành một chính sách thông qua Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, đó là Lào Cai sẽ thực hiện tách phần giải phóng mặt bằng của các dự án làm cơ sở sản xuất, sơ chế biến để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao lại cho nhà đầu tư" - ông Trường nhấn mạnh.

Ngoài cơ chế về đất, Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai cũng ban hành riêng Nghị quyết số 26 và Nghị quyết số 33 với 24 nhóm chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia đầu tư sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nổi bật là chính sách hỗ trợ vốn vay; hỗ trợ kinh phí phát triển, chuẩn hóa các mô hình chất lượng; hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh…

Hiện, toàn tỉnh Lào Cai có trên 170 hợp tác xã nông nghiệp và 18 dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản. Đến nay, Lào Cai cũng có hơn 140 sản phẩm OCOP cấp tỉnh được công nhận, có mặt trên các sàn thương mại điện tử, nhiều sản phẩm đã trở thành thương hiệu nổi tiếng như cá hồi Sa Pa, tương ớt Mường Khương, gạo Séng Cù…

Có thể thấy, bức tranh nông nghiệp của Lào Cai dù mới định hình nhưng nhiều triển vọng, khẳng định quyết tâm “đi sau, về trước” của một địa phương vùng cao giàu truyền thống sáng tạo, vượt khó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023, cải thiện chất lượng tăng trưởng
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023, cải thiện chất lượng tăng trưởng

VOV.VN - Cần tăng cường đổi mới, sáng tạo nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng, đây là chủ đề được tập trung thảo luận tại hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng 2023” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023, cải thiện chất lượng tăng trưởng

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023, cải thiện chất lượng tăng trưởng

VOV.VN - Cần tăng cường đổi mới, sáng tạo nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng, đây là chủ đề được tập trung thảo luận tại hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng 2023” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

Cửa khẩu Lào Cai nhộn nhịp trở lại sau 3 năm vắng vẻ
Cửa khẩu Lào Cai nhộn nhịp trở lại sau 3 năm vắng vẻ

VOV.VN - Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai sau 3 năm vắng vẻ đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại ngay trong ngày đầu tiên khi Trung Quốc tái mở cửa hậu Covid-19.

Cửa khẩu Lào Cai nhộn nhịp trở lại sau 3 năm vắng vẻ

Cửa khẩu Lào Cai nhộn nhịp trở lại sau 3 năm vắng vẻ

VOV.VN - Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai sau 3 năm vắng vẻ đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại ngay trong ngày đầu tiên khi Trung Quốc tái mở cửa hậu Covid-19.

Khôi phục hoạt động tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai
Khôi phục hoạt động tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Ban Quản lý Khu kinh tế nhận được thư liên hệ của Ban Ngoại vụ huyện Hà Khẩu thông báo về việc khôi phục hoạt động tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Khôi phục hoạt động tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Khôi phục hoạt động tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Ban Quản lý Khu kinh tế nhận được thư liên hệ của Ban Ngoại vụ huyện Hà Khẩu thông báo về việc khôi phục hoạt động tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Cao tốc Vân Đồn-Móng Cái: Con đường của khát vọng và niềm tin
Cao tốc Vân Đồn-Móng Cái: Con đường của khát vọng và niềm tin

VOV.VN - “Đây là con đường cao tốc của khát vọng và niềm tin”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận định như vậy khi cắt băng khánh thành đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái ngày 1/9/2022. “Mảnh ghép cuối cùng” này hoàn thiện chuỗi cao tốc từ Lào Cai qua Hà Nội tới Móng Cái, là gạch nối quan trọng để tiếp tục mở rộng liên kết vùng.

Cao tốc Vân Đồn-Móng Cái: Con đường của khát vọng và niềm tin

Cao tốc Vân Đồn-Móng Cái: Con đường của khát vọng và niềm tin

VOV.VN - “Đây là con đường cao tốc của khát vọng và niềm tin”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận định như vậy khi cắt băng khánh thành đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái ngày 1/9/2022. “Mảnh ghép cuối cùng” này hoàn thiện chuỗi cao tốc từ Lào Cai qua Hà Nội tới Móng Cái, là gạch nối quan trọng để tiếp tục mở rộng liên kết vùng.