Ông Ba Tình nặng tình với đất rừng U Minh

VOV.VN - Người đàn ông từ xứ lạ quê người nhưng mê làm nông nghiệp nên đến vùng đất rừng U Minh Cà Mau mua đất trồng cây ăn trái. Ông không chỉ cùng địa phương xây dựng sản phẩm cây ăn trái đạt chứng nhận hữu cơ, OCOP mà còn hỗ trợ địa phương xây nhiều cầu, nhà tình nghĩa, trụ sở văn hóa ấp.

 

Ông Nguyễn Văn Tình (Ba Tình) quê ở Sóc Trăng nhưng vì thích làm nông nghiệp nên về xã Khánh Thuận (huyện U Minh, Cà Mau) mua 7ha đất bắt đầu trồng cam sành từ năm 2015. Ban đầu cũng có những khó khăn do giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định. Từ đó, ông Ba Tình tìm đến hướng sản xuất hữu cơ, nhằm đảm bảo chất lượng, để bán vào các siêu thị.

Đến năm 2018, cam hữu cơ Ba Tình đã cho thu hoạch. Mỗi vụ ông thu được khoảng 200 - 250 tấn. Do cam đạt chứng nhận hữu cơ nên bán được vào các siêu thị lớn như: BigC; CoopMart;… với giá trung bình từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, từ đó, mang về lợi nhuận khá lớn.

Về lý do trồng cam hữu cơ, ông Ba Tình chia sẻ: “Thấy anh em làm cho mình đi phun thuốc sâu độc hại quá, nên mình chuyển qua làm hữu cơ. Thứ nhất là mình ăn đảm bảo, rồi đảm bảo sức khỏe cho cả người mua ăn. Rồi anh em công nhân làm cho mình, ngày được có nhiều tiền đâu mà tối ngày đi phun thuốc sâu, độc hại quá”.

Mô hình trồng cam hiệu quả nên ông Ba Tình tiến hành mở rộng thêm diện tích trồng lên 15 ha. Không chỉ dừng lại ở việc làm sản phẩm hữu cơ, ông còn cùng với chính quyền địa phương xây dựng phát triển sản phẩm cam sành đạt chuẩn OCOP. Đến nay, cam sành Ba Tình đã đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Cà Mau.

Bà Trần Hồng Ửng, Trưởng Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện U Minh đánh giá về sản phẩm cam Ba Tình: “Đối với sản phẩm cam Ba Tình đã đạt chứng nhận 4 sao. Sản phẩm này cũng đã được chứng nhận hữu cơ, đạt chất lượng tốt; cũng như việc được nâng hạng Ocop thì mẫu mã, bao bì cũng đẹp. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu của thị trường”.

Sau thành công từ mô hình trồng cam, ông Ba Tình cũng phát triển thêm mô hình trồng xoài, trồng dừa hữu cơ. Hiện nông trại của người đàn ông mê nông nghiệp sử dụng hàng chục lao động của địa phương. Định hướng phát triển doanh nghiệp của ông là sẽ liên kết cùng nông hộ ở địa phương, trồng ra các sản phẩm sạch để xuất khẩu.

Người đàn ông khi đến đất lạ quê người phát triển nông nghiệp thành công cũng rất tích cực tham gia vào công tác an sinh xã hội. Đến nay, ông đã xây dựng được 2 nhà tình thương, 3 trụ sở văn hóa ấp và 5 cây cầu trên địa bàn huyện U Minh. Bên cạnh đó, những dịp lễ Tết ông cũng sẵn lòng đóng góp cùng chính quyền tặng những phần quà đến hộ gia đình chính sách, hộ nghèo.

Ông Ba Tình cho biết, những đóng góp trên không phải của riêng mình. Ông vốn là chủ một doanh nghiệp ở TP.HCM quen biết nhiều nên vận động được nhiều người cùng đóng góp, hỗ trợ để những người khó khăn có điều kiện vươn lên: “Việc xây dựng, đóng góp cho địa phương thì tôi luôn sẵn sàng đóng góp theo khả năng. Làm thì không biết được bao nhiêu tiền mới là đủ nhưng mà tôi vẫn luôn muốn hỗ trợ, đóng góp cho người khó khăn hơn mình. Bởi vì, khi mình được may mắn hơn mọi người, có điều kiện thì chia sẻ lại cho người khó khăn hơn”.

Ông Nguyễn Văn Tình đến phát triển nông nghiệp hữu cơ thành công ở vùng đất U Minh đã mở thêm hướng làm kinh tế cho người dân địa phương. Việc vận động và đóng góp xây dựng nhiều công trình trên địa bàn của ông cũng góp phần vào công tác an sinh xã hội, thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo của xã Khánh Thuận nói riêng, huyện U Minh nói chung.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lâm Đồng đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến nông sản hữu cơ
Lâm Đồng đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến nông sản hữu cơ

VOV.VN - Lâm Đồng là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều sản phẩm nông sản hữu cơ của tỉnh như rau, hoa, cà phê… đã có mặt trên khắp thị trường trong nước và xuất khẩu.

Lâm Đồng đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến nông sản hữu cơ

Lâm Đồng đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến nông sản hữu cơ

VOV.VN - Lâm Đồng là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều sản phẩm nông sản hữu cơ của tỉnh như rau, hoa, cà phê… đã có mặt trên khắp thị trường trong nước và xuất khẩu.

Khánh Hòa chuyển đổi hữu cơ, tạo đầu ra bền vững cho nông sản miền núi
Khánh Hòa chuyển đổi hữu cơ, tạo đầu ra bền vững cho nông sản miền núi

VOV.VN - Giảm dần phân, thuốc hóa học, chuyển đổi sang canh tác hữu cơ đang trở thành xu hướng ở miền núi tỉnh Khánh Hòa. Xu hướng này bắt đầu thay đổi tư duy của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, tạo đầu ra bền vững cho nông sản.

Khánh Hòa chuyển đổi hữu cơ, tạo đầu ra bền vững cho nông sản miền núi

Khánh Hòa chuyển đổi hữu cơ, tạo đầu ra bền vững cho nông sản miền núi

VOV.VN - Giảm dần phân, thuốc hóa học, chuyển đổi sang canh tác hữu cơ đang trở thành xu hướng ở miền núi tỉnh Khánh Hòa. Xu hướng này bắt đầu thay đổi tư duy của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, tạo đầu ra bền vững cho nông sản.

Triển vọng từ mô hình đặc sản gạo Briêt hữu cơ ở huyện biên giới Ea Súp
Triển vọng từ mô hình đặc sản gạo Briêt hữu cơ ở huyện biên giới Ea Súp

VOV.VN - Nỗ lực đổi mới và kiên trì với hành trình phát triển giống lúa gạo Briêt, HTX Giảm nghèo Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đã và đang triển khai nhân rộng mô hình sản xuất theo quy trình hữu cơ mang lại giá trị kinh tế cao.

Triển vọng từ mô hình đặc sản gạo Briêt hữu cơ ở huyện biên giới Ea Súp

Triển vọng từ mô hình đặc sản gạo Briêt hữu cơ ở huyện biên giới Ea Súp

VOV.VN - Nỗ lực đổi mới và kiên trì với hành trình phát triển giống lúa gạo Briêt, HTX Giảm nghèo Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đã và đang triển khai nhân rộng mô hình sản xuất theo quy trình hữu cơ mang lại giá trị kinh tế cao.