"Phải bảo toàn, phát triển mỗi một đồng vốn Nhà nước bỏ vào doanh nghiệp"

VOV.VN - Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn cạnh tranh bình đẳng, cùng một cuộc chơi, tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước lại có rất nhiều quy định ràng buộc, vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần nâng cấp, đổi mới cũng như hiện đại hóa các công cụ quản trị doanh nghiệp.

Cơ chế chính sách phải tạo đà để doanh nghiệp nhà nước phát triển

Việc thực hiện Luật số 69/2014/QH13 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật số 69 đã thực hiện được hơn 10 năm. Hiện nay, bối cảnh tình hình đất nước đã thay đổi, đặc biệt những yêu cầu phát triển mới cũng đã đặt ra nhiều nhiệm vụ mới.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp là luật rất quan trọng, tác động đến các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp quân đội. Do tác động lớn, nên ban soạn thảo đã tổ chức nhiều hình thức lấy ý kiến một cách rộng rãi, đóng góp thiết thực cho việc hoàn chỉnh dự thảo luật vừa sát thực tiễn, vừa tạo đà phát triển trong tương lai.

Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, chủ trương của Đảng và Nhà nước là các doanh nghiệp hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật, không có sự thiên vị, ưu tiên các thành phần doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hay có vốn đầu tư nước ngoài.

“Phải đảm bảo khi một đồng vốn Nhà nước bỏ vào doanh nghiệp và tạo điều kiện cho lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng thì phải bảo toàn, phát triển nguồn vốn, tạo ra được công ăn việc làm, tạo ra lợi nhuận, thực hiện nộp ngân sách cho nhà nước. Đồng thời, các doanh nghiệp nhà nước ngày một lớn mạnh, làm ăn hiệu quả”, Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh.

Hiện nay, chủ trương của Đảng và Nhà nước là xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã phát triển lớn mạnh, song khối doanh nghiệp FDI với khoảng 73% - 75% sản phẩm xuất khẩu vẫn đang chiếm lĩnh thị trường. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam phải lớn mạnh lên, nhất là doanh nghiệp nhà nước phải tạo ra đột phá để phát triển, đi vào những lĩnh vực khó, lĩnh vực sáng tạo.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, để có được điều này thì chính sách pháp luật phải tạo được những điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhà nước thúc đẩy phát triển, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Đồng tình với Bộ trưởng Tài chính, ông Lê Quang Mạnh - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết, việc rà soát lại hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách về doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là cơ chế liên quan đến quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp cũng như cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là hết sức cấp bách và cần thiết. Qua đó, tách bạch, phân định rõ chức năng của chủ sở hữu tài sản vốn nhà nước với chức năng quản trị doanh nghiệp, cũng như chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

“Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn cạnh tranh bình đẳng, cùng một cuộc chơi, tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước lại có rất nhiều quy định ràng buộc, nên cần nâng cấp, đổi mới cũng như hiện đại hóa các công cụ quản trị doanh nghiệp”, ông Lê Quang Mạnh cho biết.

Vừa phát triển vừa bảo đảm quốc phòng an ninh

Về phía các doanh nghiệp ngành Quốc phòng, Thượng tướng Vũ Hải Sản - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhận định, dự thảo Luật đã kế thừa những thuận lợi cơ bản, khắc phục khó khăn sau 10 năm thực hiện Luật số 69/2014/QH13. Trong đó, nhiều chính sách tạo ra sự thay đổi, tiến độ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời tạo động lực để doanh nghiệp phát triển.

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thời gian qua, Bộ đã xây dựng đề án sắp xếp lại doanh nghiệp quân đội giai đoạn 2021-2025, với dự kiến doanh nghiệp quốc phòng đã giảm từ 104 doanh nghiệp xuống còn 54 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Trong số này, có khoảng 40 doanh nghiệp trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng, còn lại là các doanh nghiệp kinh tế kết hợp với quốc phòng.

“Mỗi nhóm doanh nghiệp đều có đặc thù riêng, vì vậy, ban soạn thảo cần lưu tâm các chính sách làm sao để doanh nghiệp quốc phòng, doanh nghiệp quân đội có thể vừa bảo đảm quy định về quản lý sử dụng vốn tại các doanh nghiệp, phải vừa đáp ứng yêu cầu, phù hợp hoạt động thực tiễn của quân đội, vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm quốc phòng an ninh”, Thứ trưởng Vũ Hải Sản đề nghị.

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp tháng 10/2024 tới đây và trình Quốc hội biểu quyết thông qua vào Kỳ họp tháng 5/2025.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất 7 hành vi bị cấm trong đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Đề xuất 7 hành vi bị cấm trong đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp

VOV.VN - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi), trong đó nêu rõ 7 hành vi bị cấm trong lĩnh vực quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đề xuất 7 hành vi bị cấm trong đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Đề xuất 7 hành vi bị cấm trong đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp

VOV.VN - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi), trong đó nêu rõ 7 hành vi bị cấm trong lĩnh vực quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị 12/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy nguồn lực đầu tư của 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc.

Đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị 12/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy nguồn lực đầu tư của 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc.

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư phát triển các Tập đoàn, DNNN
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư phát triển các Tập đoàn, DNNN

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước (DNNN)

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư phát triển các Tập đoàn, DNNN

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư phát triển các Tập đoàn, DNNN

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước (DNNN)