Pháp hỗ trợ Việt Nam thích ứng và tận dụng hơn nữa lợi thế của Hiệp định EVFTA

VOV.VN - Tân Đại sứ Pháp tại Việt Nam cho biết, trong nhiệm kỳ này sẽ hỗ trợ Việt Nam thích ứng, xây dựng tiêu chuẩn về pháp lý, tận dụng hơn nữa Hiệp định EVFTA nhằm phát triển mối quan hệ kinh tế giữa Pháp và Việt Nam.

Tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Tân Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chiều 13/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Việt Nam luôn hoan nghênh những kết quả tích cực của việc thực thi Hiệp định EVFTA trong thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với các nước Liên minh châu Âu, cũng như chứng kiến sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của hai Bên trong việc triển khai các thiết chế của Hiệp định.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao hoạt động của một số Tập đoàn, công ty lớn của Pháp trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam. Đồng thời khẳng định, Bộ Công Thương luôn tạo điều kiện hỗ trợ và mong chờ sự nỗ lực hết mình từ phía ngược lại, đối với các DN EU nói chung và Pháp nói riêng nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Đại sứ Olivier Brochet cho biết, trong nhiệm kỳ này tại Việt Nam, ông sẽ ưu tiên các vấn đề liên quan tới tăng cường hợp tác chống biến đổi khí hậu, duy trì sự đa dạng sinh học, hướng tới sự phát triển bền vững. Đồng thời, hỗ trợ Việt Nam thích ứng, xây dựng tiêu chuẩn về pháp lý, tận dụng hơn nữa Hiệp định EVFTA nhằm phát triển mối quan hệ kinh tế giữa Pháp và Việt Nam.

Đặc biệt, Đại sứ sẽ tác động thúc đẩy các sản phẩm tốt nhất của Pháp tới Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh, như hàng không, dược phẩm, nông nghiệp, chế biến thực phẩm. Tăng cường hợp tác giữa hai nước trên trường quốc tế, duy trì và phát huy những giá trị hai bên cùng chia sẻ như tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ chủ quyền thông qua các diễn đàn chung.

Vào tháng 12 tới, Diễn đàn Thượng viện Pháp - ASEAN sẽ là cơ hội quan trọng để Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác với Pháp, theo những cam kết đã có sau chuyến thăm chính thức Pháp của Thủ tướng Chính phủ năm 2021 và đây cũng là dịp để thể hiện vai trò của Việt Nam trong khu vực ASEAN. Đại sứ Olivier Brochet chuyển lời của Thượng viện Pháp, mong muốn mời Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự Diễn đàn Thương viện Pháp - ASEAN trên cương vị là khách mời danh dự.

Năm 2023 là dấu mốc đặc biệt trong quan hệ giữa Việt Nam và Pháp khi hai nước kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược. Với mối quan hệ gắn bó truyền thống lâu đời, quan hệ Việt Nam - Pháp đã và đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại và đầu tư.

Theo số liệu Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại Việt Nam - Pháp trong 9 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt hơn 3,5 tỷ USD, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đạt 2,4 tỷ USD và nhập khẩu đạt 1,1 tỷ USD. Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp tương đối phong phú, đa dạng, bao gồm giầy dép, dệt may, đồ gia dụng, hàng nông, lâm, thuỷ sản, mây tre đan... và nhập khẩu chủ yếu từ Pháp những mặt hàng có giá trị cao, hàm lượng chất xám và công nghệ lớn, trong đó dược phẩm, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải.

Tính đến tháng 2/2023, Pháp đứng thứ 3 trong các nước châu Âu (sau Hà Lan và Vương quốc Anh) và đứng thứ 16 trong tổng số 114 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 549 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 3,8 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, các DN Việt Nam đã đầu tư sang Pháp 9 dự án với tổng vốn đầu tư là 3 triệu USD.

Pháp hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam tại EU và là thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Âu. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Pháp đạt mức tăng trưởng tốt với tốc độ tăng trưởng bình quân 15,7%/năm trong giai đoạn năm 2011-2019.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thúc đẩy đầu tư của Pháp vào Việt Nam giai đoạn hậu Covid-19
Thúc đẩy đầu tư của Pháp vào Việt Nam giai đoạn hậu Covid-19

VOV.VN - Ông Francois Corbin đánh giá cao Việt Nam là trung tâm của khu vực Đông Nam Á – một khu vực hứa hẹn nhất trên thế giới trong vài năm tới.

Thúc đẩy đầu tư của Pháp vào Việt Nam giai đoạn hậu Covid-19

Thúc đẩy đầu tư của Pháp vào Việt Nam giai đoạn hậu Covid-19

VOV.VN - Ông Francois Corbin đánh giá cao Việt Nam là trung tâm của khu vực Đông Nam Á – một khu vực hứa hẹn nhất trên thế giới trong vài năm tới.

Năm 2023 là năm đặc biệt trong quan hệ Việt- Pháp
Năm 2023 là năm đặc biệt trong quan hệ Việt- Pháp

VOV.VN - Năm 2023, năm đặc biệt trong quan hệ hai nước, Việt Nam và Pháp sẽ cùng nhau kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược.

Năm 2023 là năm đặc biệt trong quan hệ Việt- Pháp

Năm 2023 là năm đặc biệt trong quan hệ Việt- Pháp

VOV.VN - Năm 2023, năm đặc biệt trong quan hệ hai nước, Việt Nam và Pháp sẽ cùng nhau kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược.

Chuyên gia Pháp: Quan hệ Việt-Pháp hướng đến tầm cao mới
Chuyên gia Pháp: Quan hệ Việt-Pháp hướng đến tầm cao mới

VOV.VN - Chuyên gia Pháp đánh giá cao chuyến thăm Pháp sắp tới của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (từ 3 - 5/11), mở ra những cơ hội mới, phù hợp với chủ trương và những thay đổi trong định hướng chiến lược của cả hai bên.

Chuyên gia Pháp: Quan hệ Việt-Pháp hướng đến tầm cao mới

Chuyên gia Pháp: Quan hệ Việt-Pháp hướng đến tầm cao mới

VOV.VN - Chuyên gia Pháp đánh giá cao chuyến thăm Pháp sắp tới của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (từ 3 - 5/11), mở ra những cơ hội mới, phù hợp với chủ trương và những thay đổi trong định hướng chiến lược của cả hai bên.

“Quan hệ Việt-Pháp sâu đậm và mạnh mẽ hơn nhiều con số 45 năm”
“Quan hệ Việt-Pháp sâu đậm và mạnh mẽ hơn nhiều con số 45 năm”

VOV.VN - Giáo sư Pierre Journoud: quan hệ Việt-Pháp trong tương lai sẽ chỉ có thể sâu sắc hơn, từ khía cạnh chiến lược tổng thể đến lợi ích cụ thể về kinh tế.

“Quan hệ Việt-Pháp sâu đậm và mạnh mẽ hơn nhiều con số 45 năm”

“Quan hệ Việt-Pháp sâu đậm và mạnh mẽ hơn nhiều con số 45 năm”

VOV.VN - Giáo sư Pierre Journoud: quan hệ Việt-Pháp trong tương lai sẽ chỉ có thể sâu sắc hơn, từ khía cạnh chiến lược tổng thể đến lợi ích cụ thể về kinh tế.