Phạt đến 100 triệu đồng vi phạm tần số vô tuyến điện

VOV.VN - Vi phạm trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Ngày 23/10, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 51/2011/NĐ-CP ngày 27/6/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện (VTĐ).

Theo ông Đoàn Bình, Giám đốc Trung tâm Tần số VTĐ khu vực I - Cục Tần số VTĐ (Bộ Thông tin và Truyền thông), thời gian qua, vi phạm trong lĩnh vực tần số VTĐ xảy ra ngày càng tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội cũng như an ninh, quốc phòng.

“Trung tâm Tần số VTĐ khu vực I đã phối hợp với Cục Tần số VTĐ xử lý nhiều sai phạm trong việc sử dụng tần số VTĐ trái phép, hàng loạt vụ can nhiễu sóng vệ tinh và viễn thám, cạnh tranh tần số làm tổn hại đến uy tín và doanh thu của doanh nghiệp”, ông Bình cho biết.

Cũng theo ông Bình, việc phổ biến, áp dụng chế tài xử phạt theo Nghị định mới sẽ tăng cường nhận thức của mọi tổ chức và cá nhân, tạo được tính răn đe, các đơn vị sử dụng tấn số VTĐ chủ động nắm bắt, chấp hành các quy định nhà nước, tránh để xảy ra vi phạm hành chính không đáng có trong hoạt động phát sóng vô tuyến.

Nghị định quy định về hành vi vi phạm và mức phạt cụ thể đối với nhóm hành vi vi phạm quy định về giấy phép và sử dụng tần số VTĐ; Vi phạm các quy định về chất lượng phát xạ VTĐ, an toàn bức xạ VTĐ và tương thích điện từ trường (EMC); Vi phạm các quy định về xử lý nhiễu có hại; Vi phạm các quy định về đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số VTĐ, quỹ đạo vệ tinh và vi phạm các quy định về chế độ báo cáo, không chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Đối với nhóm vi phạm các quy định về gây nhiễu có hại, Nghị định quy định xử phạt đối với tổ chức cá nhân có hành vi sử dụng thiết bị phát sóng VTĐ cố ý gây can nhiễu có hại, cản trở thông tin của các mạng và hệ thống thông tin VTĐ khác; Sử dụng thiết bị phát sóng VTĐ gây nhiễu có hại, nhưng không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết để khắc phục nhiễu; Không áp dụng biện pháp xử lý nhiễu có hại theo quy định, hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với mỗi nhóm hành vi trên, Nghị định 51/2011/NĐ-CP đều quy định cụ thể về hình thức, mức xử phạt, với mức phạt tiền thấp nhất là 200.000 đồng và cao nhất lên tới 100  triệu đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần có một cơ quan điều phối tần số vô tuyến điện
Cần có một cơ quan điều phối tần số vô tuyến điện

Việc phải có một cơ quan điều phối về lĩnh vực này sẽ có lợi cho việc bảo vệ an ninh quốc gia cũng như nhiều vấn đề khác mà một Bộ, ngành không thể giải quyết được.

Cần có một cơ quan điều phối tần số vô tuyến điện

Cần có một cơ quan điều phối tần số vô tuyến điện

Việc phải có một cơ quan điều phối về lĩnh vực này sẽ có lợi cho việc bảo vệ an ninh quốc gia cũng như nhiều vấn đề khác mà một Bộ, ngành không thể giải quyết được.

Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia
Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia

Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.  

Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia

Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia

Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.  

Công bố Luật Viễn thông và Luật Tần số vô tuyến điện
Công bố Luật Viễn thông và Luật Tần số vô tuyến điện

Hai Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010

Công bố Luật Viễn thông và Luật Tần số vô tuyến điện

Công bố Luật Viễn thông và Luật Tần số vô tuyến điện

Hai Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010

Tần số vô tuyến điện phải được quản lý và sử dụng hiệu quả hơn
Tần số vô tuyến điện phải được quản lý và sử dụng hiệu quả hơn

Đó là ý kiến đóng góp của nhiều đại biểu Quốc hội đối với  dự thảo Luật Tần số vô tuyến điện.

Tần số vô tuyến điện phải được quản lý và sử dụng hiệu quả hơn

Tần số vô tuyến điện phải được quản lý và sử dụng hiệu quả hơn

Đó là ý kiến đóng góp của nhiều đại biểu Quốc hội đối với  dự thảo Luật Tần số vô tuyến điện.

Hợp tác xây dựng Luật Tần số vô tuyến điện và Luật Viễn thông
Hợp tác xây dựng Luật Tần số vô tuyến điện và Luật Viễn thông

Thái Lan đánh giá cao về lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông ở Việt Nam phát triển rất nhanh và mong muốn học tập kinh nghiệm của Việt Nam.

Hợp tác xây dựng Luật Tần số vô tuyến điện và Luật Viễn thông

Hợp tác xây dựng Luật Tần số vô tuyến điện và Luật Viễn thông

Thái Lan đánh giá cao về lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông ở Việt Nam phát triển rất nhanh và mong muốn học tập kinh nghiệm của Việt Nam.

// POLL JS