Phát triển công nghiệp phải coi trọng nguồn nhân lực và nguyên liệu

VOV.VN - Những nguồn “đầu vào” này sẽ đảm bảo cho các chương trình trong quy hoạch và chiến lược phát triển công nghiệp đề ra.

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Công Thương đã tiến hành công bố và bắt đầu triển khai thực hiện.

Vậy bản Quy hoạch và Chiến lược này sẽ được thực hiện như thế nào để đảm bảo đúng lộ trình và mục tiêu đề ra? VOV đã có cuộc trao đổi với TS. Dương Đình Giám, Viện trưởng Viên nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) xung quanh vấn đề này.

PV: Thưa ông, để thực hiện được quy hoạch cũng như chiến lược cần có sự phối hợp tổng thể và một kế hoạch hành động chung. Vậy Bộ Công Thương đã chuẩn bị như thế nào để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra?

TS. Dương Đình Giám: Trong quy hoạch lần này có nhắc đến vai trò quan trọng của Bộ Công Thương, giống như chiếc “máy cái” để kéo ngành công nghiệp phát triển.

Xác định được điều đó, Bộ Công Thương đã chuẩn bị từ nhiều góc độ, trong đó có việc tư vấn cho Chính phủ các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, đi liền với đó là 31 chương trình hành động cụ thể được phân ra thành 10 nhóm ngành như: Cơ khí luyện kim; công nghiệp hóa chất; điện tử và công nghệ; sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp da giày - dệt may; chế biến nông - lâm - thủy sản, thực phẩm đồ uống; khai thác và chế biến quặng kim loại; công nghiệp điện; công nghiệp than; công nghiệp dầu khí.

TS. Dương Đình Giám, Viện trưởng Viên nghiên cứu chiến lược -
chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương).
Tiếp theo, có hai nội dung rất quan trọng là chỉ ra được các ngành công nghiệp cần ưu tiên, điều chỉnh phân bố lãnh thổ cho phù hợp. Bộ Công Thương sẽ chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để thực hiện các nhiệm vụ này.

Một vấn đề quan trọng hơn nữa đó là nguồn nhân lực. Cần phải được xây dựng bài bản, đồng bộ từ Bộ, ngành đến các doanh nghiệp cho đến các Hiệp hội ngành hàng, các Tập  đoàn, Tổng công ty…

PV: Một trong những yếu tố được xem là cốt lõi để đảm bảo thành công cho quy hoạch đó là nguồn nhân lực. Việc này sẽ được giải quyết như thế nào thưa ông?

TS. Dương Đình Giám: Tôi cho rằng, để giải quyết vấn đề này rất cần sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, doanh nghiệp… đặc biệt là từ phía Bộ LĐ,TB&XH. Đồng thời, các Bộ, ngành cần chủ động phối hợp với Bộ LĐ,TB&XH để đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành mình.

Chúng tôi đề xuất thực hiện vấn đề nguồn nhân lực ở cả 3 khâu: Tuyển chọn - đào tạo và sử dụng. Bản thân Bộ Công Thương bên cạnh việc phối hợp với Bộ, ngành liên quan cũng chủ động xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa, trong đó có hệ thống khoảng 50 các trường, cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ. Đây sẽ là một trong những nguồn “đầu vào” quan trọng để đảm bảo cho các chương trình mà bản quy hoạch đã đề ra.

PV: Công nghiệp hỗ trợ vẫn được xem là một điểm yếu hiện nay của ngành công nghiệp Việt Nam, nhưng đây lại là điểm mới của chiến lược và quy hoạch lần này. Ông có thể cho biết rõ hơn về điều này?

TS. Dương Đình Giám: Đúng vậy! Lần này, bản quy hoạch đã đưa ra rất rõ quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành, nhất là ngành cơ khí luyện kim, điện tử tin học và dệt may - da giày...

Chẳng hạn, với ngành cơ khí luyện kim sẽ tập trung sản xuất các chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp thiết bị, tăng cường đầu tư chiều sâu tại các cơ sở cơ khí chế tạo để có thể n âng cao năng lực tự đúc, rèn, tạo phôi lớn, nhiệt luyện…Quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cơ khí tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương…

Trong khi đó, mục tiêu của ngành dệt may - da giày là đến năm 2020 đạt khoảng 40% nhu cầu vải dệt thoi, sản xuất trong nước từ 40-100% phụ tùng cơ khí dệt may. Công nghiệp hỗ trợ da giày phối hợp với dệt may phải đẩy nhanh khả năng cung ứng các loại vải dệt để sản xuất…

PV: Vậy còn vấn đề chủ động nguồn nguyên liệu sẽ được triển khai như thế nào để đáp ứng cho quy hoạch cũng như chiến lược phát triển công nghiệp thưa ông?

TS. Dương Đình Giám: Vấn đề nguyên liệu được quy hoạch theo 2 khu vực, thứ nhất là thuộc Bộ Công Thương quản lý, ví dụ các mỏ khoáng sản, dầu khí, điện, nguồn nước. Thứ hai là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ở rất nhiều Bộ, ngành khác nhau, ví dụ chế biến nông, lâm, thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chế biến vật  liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng…

Theo tôi quan trọng nhất vẫn là sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, bởi nếu chỉ dừng ở vấn đề cung cấp nguyên liệu không thì sẽ không có công nghiệp chế biến, công nghiệp chế biến nếu tách rời khỏi chế biến thì sẽ không có nguyên liệu để phát triển sản xuất…

Chúng tôi đã đề xuất rất rõ ràng, đó là sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu phải được đặt ra. Nguồn nguyên liệu có hai vế: Thứ nhất là nguyên liệu thô, thứ hai là các bán thành phẩm được xác định là công nghiệp hỗ trợ. Đó là những vấn đề rất quan trọng cho phát triển công nghiệp.

PV: Thực tế hiện nay, sự liên kết giữa các lĩnh vực của ngành công nghiệp còn rất lỏng lẻo, để thực hiện phối hợp chặt chẽ hơn thì cần phải làm những gì thưa ông?

TS. Dương Đình Giám: Lấy ví dụ ngay từ năm 1998, chiến lược phát triển ngành cơ khí đã được phê duyệt, tuy nhiên qua gần 20 năm, ngành cơ khí đã phát triển chưa được như kỳ vọng.

Ngành cơ khí không phải không có sự liên hệ với các ngành khác, nhưng do có những lĩnh vực tách biệt nhau, chẳng hạn cơ khí giao thông, phương tiện vận tải, hay cơ khí giao thông thủy, đóng tàu, cơ khí nặng như cẩu, trục…và một phần do nguồn lực của ngành cũng hạn chế, lại làm giàn trải nên không hiệu quả.

Lần này, trong chiến lược phát triển, Bộ Công Thương đề xuất ngành cơ khí làm tập trung vào một số lĩnh vực, chẳng hạn sẽ tập trung cho cơ khí nông nghiệp, bởi đây là một lợi thế rất mạnh của Việt Nam. Cần đẩy mạnh phát triển ngành này để hỗ trợ nông nghiêp phát triển từ canh tác, thu hoạch, sơ chế…có hiệu quả và năng suất cao hơn.

Bên cạnh đó, định hướng phát triển cơ khí cho ngành công nghiệp ô tô, bởi vì chúng ta xác định nếu phát triển ngành này sẽ là ngành trụ cột lôi kéo được nhiều ngành công nghiệp khác phát triển.

Ngoài ra, cơ khí đóng tàu cũng là một chiến lược quan trọng, trước mắt phục vụ cho nông nghiệp, phát triển thủy sản, xa hơn nữa Việt Nam là đất nước Biển do đó cần phải phát triển kinh tế Biển, vận tải biển…Đó là những lĩnh vực trọng điểm mà thời gian tới ngành cơ khí sẽ đẩy mạnh phát triển./.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,8%
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,8%

VOV.VN - Ngành chế biến, chế tạo có mức tăng mạnh trong 6 tháng qua với tỉ lệ tăng 7,8%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,8%

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,8%

VOV.VN - Ngành chế biến, chế tạo có mức tăng mạnh trong 6 tháng qua với tỉ lệ tăng 7,8%.

Tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu kinh tế
Tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu kinh tế

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu tháo gỡ vướng mắc, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế để thu hút đầu tư mạnh hơn nữa vào KCN, KKK.

Tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu kinh tế

Tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu kinh tế

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu tháo gỡ vướng mắc, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế để thu hút đầu tư mạnh hơn nữa vào KCN, KKK.

Thủ tướng phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô
Thủ tướng phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô

VOV.VN -Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa...

Thủ tướng phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô

Thủ tướng phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô

VOV.VN -Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa...

Tập trung ưu tiên phát triển 3 nhóm ngành công nghiệp
Tập trung ưu tiên phát triển 3 nhóm ngành công nghiệp

VOV.VN - Bao gồm phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử và viễn thông, năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

Tập trung ưu tiên phát triển 3 nhóm ngành công nghiệp

Tập trung ưu tiên phát triển 3 nhóm ngành công nghiệp

VOV.VN - Bao gồm phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử và viễn thông, năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

Công nghiệp ô tô phát triển 3 dòng xe chiến lược
Công nghiệp ô tô phát triển 3 dòng xe chiến lược

VOV.VN - Bao gồm dòng xe tải và xe khách từ 10 chỗ trở lên, xe chở người đến 9 chỗ và xe chuyên dụng.

Công nghiệp ô tô phát triển 3 dòng xe chiến lược

Công nghiệp ô tô phát triển 3 dòng xe chiến lược

VOV.VN - Bao gồm dòng xe tải và xe khách từ 10 chỗ trở lên, xe chở người đến 9 chỗ và xe chuyên dụng.

Đề xuất thành lập khu công nghiệp của tỉnh Kanagawa tại Việt Nam
Đề xuất thành lập khu công nghiệp của tỉnh Kanagawa tại Việt Nam

VOV.VN -Thống đốc tỉnh Kanagawa. Nhật Bản đề xuất thành lập một khu công nghiệp của tỉnh này tại Việt Nam.

Đề xuất thành lập khu công nghiệp của tỉnh Kanagawa tại Việt Nam

Đề xuất thành lập khu công nghiệp của tỉnh Kanagawa tại Việt Nam

VOV.VN -Thống đốc tỉnh Kanagawa. Nhật Bản đề xuất thành lập một khu công nghiệp của tỉnh này tại Việt Nam.