Phát triển kinh tế biển: Cần đi trước một bước để tiếp cận đại dương

VOV.VN - Theo PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, Đại học Kinh tế Quốc dân, để tiếp tục phát triển kinh tế biển, cần đi trước một bước để tiếp cận đại dương thế kỷ XXI.

Sau 10 năm triển khai Nghị quyết 09 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Việt Nam đã định hình được tầm nhìn chiến lược về phát triển kinh tế biển và triển khai quyết liệt trên thực tế. Tuy nhiên, việc thực hiện Chiến lược biển này còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém.

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, thế kỷ XXI được xác định là thế kỷ của đại dương và Chiến lược biển Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đang ở chặng cuối với đích đến là năm 2020. Do đó, Việt Nam cần có những đột phá chiến lược để tiếp cận đại dương.

Phát triển kinh tế biển: Cần đi trước một bước để tiếp cận đại dương.

Động lực chiến lược mới

Ba đột phá chiến lược giai đoạn 2011-2020 phục vụ đắc lực phát triển kinh tế biển và kinh tế biển đang trở thành động lực chiến lược mới để Việt Nam thành quốc gia mạnh về biển và giàu từ biển. Cơ sở hạ tầng ven biển được phát triển mạnh như triển khai quyết liệt xây dựng tuyến đường cao tốc ven biển, hiện đại hóa cảng biển quy mô lớn, phát triển hệ thống cầu hiện đại nối đảo với đất liền thúc đẩy kinh tế biển. Hầu hết lĩnh vực kinh tế cả ven bờ và trên biển đều thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác nhiều hơn các nguồn lực từ biển thay vì từ đất liền để tạo ra giá trị nhiều hơn từ biển.

Chiến lược, chính sách và nghị quyết về biển được ban hành. Các quy định pháp luật liên quan đến kinh tế biển được hoàn thiện từng bước và tiếp cận thông lệ, cam kết quốc tế như Luật Đầu tư, Luật Dầu khí và các cam kết trong hiệp định, thỏa thuận thương mại với các nước chung biên giới trên biển. Nguồn nhân lực làm kinh tế biển, quản lý và nghiên cứu đã được hình thành.

Tất cả 28 tỉnh và thành phố ven biển đều có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao hơn trung bình của cả nước liên tục trong nhiều năm. Phát triển kinh tế biển theo chiến lược biển trong cả giai đoạn được triển khai đúng hướng, khá nhất quán và đồng bộ cả nước, các cơ quan quản lý và địa phương.

Nhiều việc làm mới được tạo ra từ việc phát triển kinh tế biển liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng vên biển và trên biển, phát triển ngư trường, ngư cụ và ngư nghiệp, mở rộng các dịch vụ liên quan.

Tăng cường đầu tư, hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế biển

Chỉ còn 2 năm nữa là kết thúc chặng cuối mang tính nước rút của chiến lược biển giai đoạn 2011-2020, trong đó có phát triển kinh tế biển. Những vấn đề đang đặt ra là phát triển kinh tế biển bền vững để sự phát triển kinh tế biển giai đoạn này không để lại gánh nặng cho giai đoạn tiếp theo, hay không hủy hoại hay khai thác tận triệt nguồn lực biển.

Vì thế, cần có tầm nhìn toàn diện và cân xứng trong phát triển ngư nghiệp, mở rộng ngư trường và cải thiện cơ bản đời sống ngư dân tương xứng với phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân trên đất liền. Tăng cường công tác truyền thông về phát triển kinh tế biển để tiếp tục nâng cao nhận thức của công chúng về động lực phát triển mới của kinh tế đất nước nhằm định hướng quan tâm và đầu tư nguồn lực.

Trước hết, cần quyết liệt đầu tư phát triển đồng bộ và đồng thời các lĩnh vực của kinh tế biển đang bộc lộ hạn chế như khẩn trương hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế biển, đặc biệt các quy định pháp lý về đặc khu kinh tế, quy định khai thác nguồn lực trên biển, quản lý các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản  theo thông lệ và cam kết quốc tế như quy định theo Liên minh châu Âu và cấm đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), khai thác nền tảng công nghệ thông tin và thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để kết nối đội tàu cá, phát triển đô thị thông minh ven biển và các dịch vụ về biển.

Đồng thời, phát triển hạ tầng hiện đại về cảng biển, dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu công suất và tải trọng lớn, hiện đại phục vụ đánh bắt, chế biến xa bờ và dài ngày, thu hút đầu tư phát triển dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng ven biển và trên biển, phát triển các tuyến đường hàng hải quan trọng trên cơ sở huy động vốn nhà nước, tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài thế hệ mới.

Bên cạnh đó, cần coi trọng đầu tư vào đào tạo và phát  triển nguồn nhân lực chất lượng cao của kinh tế biển như đội ngũ doanh nhân, chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý nhà nước các cấp công nhân kỹ thuật cao, nhân viên lành nghề cũng như khoa học- công nghệ về kinh tế biển.  

Cần đi trước một bước

Chiến lược biển Việt Nam giai đoạn đầu kết thúc 2020 chắc chắn tạo tiền đề vững chắc và chỗ dựa quan trọng để kinh tế biển bước sang giai đoạn chiến lược mới với tầm nhìn mới. Cơ hội phát triển kinh tế biển mở ra vô tận cho đất nước mặc dù vẫn còn những thách thức trong phát triển, đặc biệt là tụt hậu trong cạnh tranh, sự thiếu cập nhật của thể chể và hạn chế nhất định về nâng lực khai thác nguồn lực biển thông minh.

Vì thế, cần tiếp tục hoàn thiện những vấn đề chưa giải quyết triệt để trong chiến lược trước đó trên nền tảng một “phiên bản” mới hơn được nâng cấp ở trình độ cao hơn, phạm vi lớn hơn. Khi tiềm lực đất nước mạnh hơn, kinh tế biển có sức cạnh tranh cao đáng kể và đóng góp lớn hơn vào chiến lược phát triển kinh tế- xã hội chung cả nước. Bên cạnh đó, chủ quyền quốc gia được giữ vững; an ninh- quốc phòng bảo đảm và mở rộng tầm giao lưu, ảnh hưởng ra quốc tế thì chiến lược biển chắc chắn không dừng lại ở biển Việt Nam mà bắt đầu tiếp cận với chiến lược mới để tương xứng với tầm nhìn và vị thế mới - tiếp cận đại dương.

Trong giai đoạn đến năm 2030 hoặc 2035, để tiếp tục phát triển kinh tế biển, cần chuẩn bị nhiều hơn cả điều kiện cần và điều kiện đủ để chuyển sang trạng thái mới tương xứng với tiếp cận… đại dương thế kỷ XXI. Các quốc gia cạnh tranh trên đại dương sẽ khốc liệt hơn để tranh giành ảnh hưởng và khả năng kiểm soát đại dương trở thành một trong những tiêu chí đánh giá tiềm lực quốc gia. Theo đó, phát triển kinh tế biển theo cần đi trước một bước. Các đột phá chiến lược là căn cứ quan trọng để xây dựng và áp dụng các điều kiện hiệu quả./.

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế quốc dân)

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế biển ở Kiên Giang có chuyển biến tích cực
Kinh tế biển ở Kiên Giang có chuyển biến tích cực

VOV.VN - Riêng giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng kinh tế biển của Kiên Giang đạt 11,4%/năm và chiếm tỷ trọng 73,3% GDP toàn tỉnh.

Kinh tế biển ở Kiên Giang có chuyển biến tích cực

Kinh tế biển ở Kiên Giang có chuyển biến tích cực

VOV.VN - Riêng giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng kinh tế biển của Kiên Giang đạt 11,4%/năm và chiếm tỷ trọng 73,3% GDP toàn tỉnh.

Kinh tế biển sẽ mang lại thịnh vượng cho đất nước
Kinh tế biển sẽ mang lại thịnh vượng cho đất nước

VOV.VN - Chiến lược biển Việt Nam giai đoạn đầu kết thúc năm 2020 tạo tiền đề vững chắc để kinh tế biển bước sang giai đoạn chiến lược mới với tầm nhìn mới.

Kinh tế biển sẽ mang lại thịnh vượng cho đất nước

Kinh tế biển sẽ mang lại thịnh vượng cho đất nước

VOV.VN - Chiến lược biển Việt Nam giai đoạn đầu kết thúc năm 2020 tạo tiền đề vững chắc để kinh tế biển bước sang giai đoạn chiến lược mới với tầm nhìn mới.

9 hạn chế khi thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020
9 hạn chế khi thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

VOV.VN - Cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, việc khai thác, quản lý kinh tế biển còn bất cập, do đó, Chiến lược biển Việt Nam vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.

9 hạn chế khi thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

9 hạn chế khi thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

VOV.VN - Cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, việc khai thác, quản lý kinh tế biển còn bất cập, do đó, Chiến lược biển Việt Nam vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.

Phát triển kinh tế biển xanh để giàu từ biển
Phát triển kinh tế biển xanh để giàu từ biển

VOV.VN - Theo PGS Nguyễn Chu Hồi, Việt Nam cần ưu tiên phát triển kinh tế biển theo hướng phát triển kinh tế biển xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát triển kinh tế biển xanh để giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để giàu từ biển

VOV.VN - Theo PGS Nguyễn Chu Hồi, Việt Nam cần ưu tiên phát triển kinh tế biển theo hướng phát triển kinh tế biển xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu.