Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm việc với Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia

VOV.VN - Sáng nay (13/1), tại Trụ sở Chính phủ, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì buổi làm việc với Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia về phương hướng hoạt động trong thời gian tới.

 

Theo báo cáo của lãnh đạo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho thấy, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong nền kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội…Uỷ ban đã triển khai nghiên cứu, phân tích, đánh giá diễn biến kinh tế thế giới và trong nước, chủ động xây dựng, áp dụng một số chỉ số phân tích, đánh giá an toàn vĩ mô.

Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức quốc tế và chuyên gia, qua đó đánh giá những ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước và thị trường tài chính (TTTC), những khó khăn, tồn tại của Thị trường tài chính, rủi ro kinh tế tài chính vĩ mô, tham mưu một số giải pháp ổn định kinh tế tài chính vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng.

Đặc biệt trong giai đoạn 2020-2023, nổi bật là khi đại dịch Covid-19 được khống chế, Uỷ ban đã kiến nghị sớm có kế hoạch mở cửa nền kinh tế, bổ sung gói hỗ trợ kinh tế mới. Về chính sách tiền tệ, Uỷ ban khuyến nghị hỗ trợ thanh khoản, duy trì mặt lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức thấp, hạ lãi suất điều hành để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế từ đầu năm 2023.

Về chính sách tài khoá, Uỷ ban đã khuyến nghị điều hành chính sách tài khoá theo hướng mở rộng, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, tăng mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế Thu nhập cá nhân, giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8%; thực hiện quyết liệt các dự án đầu tư công nhằm tạo nền tảng cho tăng trưởng nền kinh tế…

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương đã tập trung phân tích làm rõ những thuận lợi khó khăn của Uỷ ban kể từ khi được thành lập từ năm 2008 đến nay, đồng thời kiến nghị một số vấn đề để hoạt động của Uỷ ban tiếp tục đạt hiệu quả cao hơn nữa trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động giám sát chung TTTC quốc gia như kiến nghị ban hành Nghị định của Chính phủ về giám sát chung TTTC, trong đó quy định rõ cơ chế giám sát chung TTTC quốc gia và điều phối hoạt động giám sát; giao nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về TTTC; trách nhiệm phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin.

“Ủy ban có đề xuất được ban hành Nghị định, nhưng Bộ cũng đã nghiên cứu thấy nếu Ủy ban Giám sát ban hành Nghị định phải là cơ quan tương đương với cơ quan trực thuộc Chính phủ. Cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất này, nhưng quan điểm của Bộ là Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia có lẽ cần phải có  vị thế tương đối độc lập với các cơ quan làm chính sách khác”, Thứ Trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương nêu ý kiến.

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái điểm lại những kết quả nổi bật tình hình kinh tế xã hội của đất nước trong năm qua, trong đó có đóng góp quan trọng của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Nổi bật là Ủy ban đã có nhiều kiến nghị giúp Chính phủ theo dõi, điều hành và giám sát thị trường tài chính quốc gia, chủ động tham mưu nhiều ý kiến sát với thực tiễn để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều hành nền kinh tế vĩ mô.

Bên cạnh đó, Ủy ban cũng nỗ lực chủ động phối hợp với các Bộ, ngành cho ý kiến vào một số Dự án Luật, Nghị định của Chính phủ và một số Chiến lược phát triển của một số Bộ, ngành, Trung ương…

Chia sẻ với những khó khăn vướng mắc của Uỷ ban trong thời gian qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định, Chính phủ luôn quan tâm và sẽ tạo mọi điều kiện Uỷ ban tiếp tục thực hiện hiệu quả chức năng nhiệm vụ trong thời gian tới.

“Ủy ban tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ cũng như mô hình giám sát tài chính trong thời gian tới, đặc biệt bảo đảm yêu cầu giám sát trung, giám sát liên thông giữa các khu vực tài chính, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới, hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với thông lệ của thế giới. Riêng nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Ủy ban phải thực hiện sớm, cố gắng hoàn thành theo tiến độ, trên cơ sở 15 năm hoạt động để có đủ căn cứ, có đủ cơ sở thực tiễn đúng yêu cầu đặt ra góp phần thực hiện Nghị quyết 18 của Trung ương về tổ chức bộ máy, hoạt động tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thị trường tài chính-tiền tệ 2023: Một năm nhiều biến động
Thị trường tài chính-tiền tệ 2023: Một năm nhiều biến động

VOV.VN - Năm 2023 kết thúc, đón năm 2024 với nhiều kỳ vọng về một năm mới bớt khó khăn hơn. Nhìn lại diễn biến tài chính-tiền tệ năm 2023, các chuyên gia kinh tế nhận định: ít ngân hàng trung ương nào trên thế giới phải cáng đáng đa mục tiêu như ở Việt Nam, từ kiểm soát lạm phát, tỷ giá, tín dụng đến cả an sinh xã hội.

Thị trường tài chính-tiền tệ 2023: Một năm nhiều biến động

Thị trường tài chính-tiền tệ 2023: Một năm nhiều biến động

VOV.VN - Năm 2023 kết thúc, đón năm 2024 với nhiều kỳ vọng về một năm mới bớt khó khăn hơn. Nhìn lại diễn biến tài chính-tiền tệ năm 2023, các chuyên gia kinh tế nhận định: ít ngân hàng trung ương nào trên thế giới phải cáng đáng đa mục tiêu như ở Việt Nam, từ kiểm soát lạm phát, tỷ giá, tín dụng đến cả an sinh xã hội.

Thị trường tài chính - tiền tệ 2023: Một năm nhiều biến động
Thị trường tài chính - tiền tệ 2023: Một năm nhiều biến động

VOV.VN - Năm 2023, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, tình hình kinh tế xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

Thị trường tài chính - tiền tệ 2023: Một năm nhiều biến động

Thị trường tài chính - tiền tệ 2023: Một năm nhiều biến động

VOV.VN - Năm 2023, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, tình hình kinh tế xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

Thị trường tài chính carbon, đừng để nước đến chân mới nhảy
Thị trường tài chính carbon, đừng để nước đến chân mới nhảy

VOV.VN - Doanh nghiệp Việt Nam muốn hội nhập cuộc chơi toàn cầu, muốn xuất khẩu sản phẩm và sản xuất bền vững, buộc phải tính toán phát thải, tham gia vào thị trường carbon, dù để mua hay bán.

Thị trường tài chính carbon, đừng để nước đến chân mới nhảy

Thị trường tài chính carbon, đừng để nước đến chân mới nhảy

VOV.VN - Doanh nghiệp Việt Nam muốn hội nhập cuộc chơi toàn cầu, muốn xuất khẩu sản phẩm và sản xuất bền vững, buộc phải tính toán phát thải, tham gia vào thị trường carbon, dù để mua hay bán.

FED lại tăng lãi suất, thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam không ảnh hưởng quá lớn
FED lại tăng lãi suất, thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam không ảnh hưởng quá lớn

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng như nhiều chuyên gia cho rằng, việc FED tăng lãi suất không ảnh hưởng quá nhiều đến kinh tế, tài chính của Việt nam. Hơn nữa, Việt Nam đã đi trước, đón đầu những diễn biến của kinh tế thế giới, đưa ra hàng loạt động thái như giảm lãi suất, giữ ổn định tỷ giá.

FED lại tăng lãi suất, thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam không ảnh hưởng quá lớn

FED lại tăng lãi suất, thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam không ảnh hưởng quá lớn

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng như nhiều chuyên gia cho rằng, việc FED tăng lãi suất không ảnh hưởng quá nhiều đến kinh tế, tài chính của Việt nam. Hơn nữa, Việt Nam đã đi trước, đón đầu những diễn biến của kinh tế thế giới, đưa ra hàng loạt động thái như giảm lãi suất, giữ ổn định tỷ giá.

Giữ vững ổn định thị trường tài chính tiền tệ trong bối cảnh nhiều biến động
Giữ vững ổn định thị trường tài chính tiền tệ trong bối cảnh nhiều biến động

VOV.VN - Mặc dù chuyển sang chính sách tiền tệ nới lỏng hơn, Việt Nam vẫn nên tiếp tục ưu tiên ổn định giá cả, ứng phó với tác động từ bên ngoài và việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công vẫn có thể làm gia tăng lạm phát trong năm 2023. Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 4,5% trong năm 2023.

Giữ vững ổn định thị trường tài chính tiền tệ trong bối cảnh nhiều biến động

Giữ vững ổn định thị trường tài chính tiền tệ trong bối cảnh nhiều biến động

VOV.VN - Mặc dù chuyển sang chính sách tiền tệ nới lỏng hơn, Việt Nam vẫn nên tiếp tục ưu tiên ổn định giá cả, ứng phó với tác động từ bên ngoài và việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công vẫn có thể làm gia tăng lạm phát trong năm 2023. Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 4,5% trong năm 2023.

Thị trường tài chính tiền tệ 2023, không thể chủ quan với lạm phát
Thị trường tài chính tiền tệ 2023, không thể chủ quan với lạm phát

VOV.VN - Năm 2022, kinh tế phục hồi nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực; nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng lên nhưng nhìn chung, mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát tốt.

Thị trường tài chính tiền tệ 2023, không thể chủ quan với lạm phát

Thị trường tài chính tiền tệ 2023, không thể chủ quan với lạm phát

VOV.VN - Năm 2022, kinh tế phục hồi nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực; nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng lên nhưng nhìn chung, mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát tốt.