Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Theo dõi sát tình hình, điều hành giá chủ động, linh hoạt, hiệu quả

VOV.VN - Sáng nay tại Trụ sở Chính phủ, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về tổng kết đánh giá công tác điều hành giá quý III/2021, kịch bản điều hành giá quý IV/2021, đầu năm 2022.

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) cho biết, mặt bằng giá cả thị trường trong 10 tháng qua cơ bản nằm trong kịch bản điều hành giá đã đề ra ngay từ đầu năm. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9 tăng 2,06%; CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2021 tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%. CPI tháng 10/2021 ước giảm 0,1-0,15%; bình quân 10 tháng ước tăng 1,81-1,83% so với cùng kỳ năm trước... Nhìn chung, từ đầu năm đến nay, mặt bằng giá cả thị trường “tăng giảm đan xen”, một số mặt hàng có mức tăng cao do chịu tác động của các yếu tố cung cầu trong nước và giá thế giới…

Thảo luận tại cuộc họp, đại diện các bộ ngành Trung ương làm rõ thêm về tình hình sản xuất, cung ứng và diễn biến giá cả một số mặt hàng cụ thể, như: Thực phẩm; thức ăn chăn nuôi; xăng, dầu, điện, than; dịch vụ vận tải; dịch vụ y tế, test, sinh phẩm xét nghiệm COVID-19; sách giáo khoa, học phí; giá vật liệu xây dựng, thị trường bất động sản…

Lý giải về giá thịt lợn giảm trong thời gian gần đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết: “Không có dịch vụ ăn uống du lịch, nhà hàng khách sạn do các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, kinh tế kinh tế hộ gia đình đã giảm 30%, trong khi sản xuất theo chu kỳ con lợn phải mất gần 1 năm lúc sản xuất là trạng thái bình thường lúc đưa vào giết mổ thì lại ách tắc lưu thông, hôm nay giá lợn tăng lên 51-53.000/kg, hiện TP.HCM cũng chưa phải mở hết công suất các chợ đầu mối, nếu mở hết thì chắc chắn thị trường sẽ quay trở lại bình ổn”.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến giá cả các mặt hàng chiến lược, thiết yếu trên thị trường thế giới và những tác động tới trong nước, đại diện các cơ quan đã đề xuất, làm rõ thêm các giải pháp điều hành giá từ nay tới cuối năm và năm 2022.

Thống nhất nhận định, sức ép đối với công tác điều hành giá năm 2022 là rất lớn, đại diện các cơ quan nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo đảm an toàn, an sinh; thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khôi phục thị trường trong nước, bảo đảm lưu thông hàng hóa, kết nối cung - cầu; củng cố, phát triển hệ thống bán lẻ; thường xuyên cập nhật, công khai, minh bạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời điều chỉnh những bất cập, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm về giá…

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhận định, kết quả công tác quản lý, điều hành giá đã góp phần rất tích cực trong giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế bị tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Theo Phó Thủ tướng, sang năm tới, nhiều nước đã bắt đầu mở cửa, khôi phục lại sản xuất, nhu cầu nguyên vật liệu, năng lượng… tăng rất cao.

Trong nước, tuy chúng ta đã kiểm soát tốt, nhưng diễn biến dịch bệnh COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây ra khó khăn đối với hoạt động sản xuất, cung ứng, lưu thông hàng hóa và áp lực đối với công tác điều hành giá. Do đó, Phó Thủ tướng đề nghi, các bộ, ngành tập trung cao độ, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và nhiệm vụ của từng thành viên Ban Chỉ đạo phải nắm bắt tình hình, theo sát diễn biến, điều hành theo đúng quy định của pháp luật, chủ động có các giải pháp phù hợp, hiệu quả, kịp thời.

“Tôi đề nghị là phải nắm sát, đặc biệt là thị trường mà Việt Nam xuất khẩu nhiều chúng ta phải nắm bắt sát tình hình đó để có ứng xử chuyển đổi hoặc điều phối cơ cấu lại như thế nào là hợp lý; các bộ, ngành và các địa phương có trách nhiệm tổ chức theo dõi sát diễn biến, cung cầu giá cả thị trường đối với các mặt hàng quan trọng thiết yếu để chuẩn bị nguồn dự trữ bình ổn giá, nhất là dịp cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán đầu năm 2022” - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến phát biểu của các bộ ngành để hoàn thiện hệ thống giải pháp sát với tình hình và điều kiện thực tiễn trong nước, bảo đảm khả thi; Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, tình hình lạm phát chung của các quốc gia, diễn biến các thị trường Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu lớn để chủ động có giải pháp phù hợp. Tinh thần là phải giữ ổn định giá các hàng hóa nhà nước định giá, sát với tình hình, bảo đảm kiểm soát được lạm phát chung, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và người dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

14 doanh nghiệp đầu mối “âm” Quỹ BOG - Đâu là dư địa để điều hành giá xăng dầu?
14 doanh nghiệp đầu mối “âm” Quỹ BOG - Đâu là dư địa để điều hành giá xăng dầu?

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu thành phẩm trên thế giới tăng mạnh. Việc sử dụng Quỹ BOG để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên dư địa của Quỹ BOG hiện không còn nhiều. Đến nay, đã có 14 đầu mối bị âm Quỹ BOG, trong đó, Petrolimex và PVoil có số quỹ âm lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

14 doanh nghiệp đầu mối “âm” Quỹ BOG - Đâu là dư địa để điều hành giá xăng dầu?

14 doanh nghiệp đầu mối “âm” Quỹ BOG - Đâu là dư địa để điều hành giá xăng dầu?

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu thành phẩm trên thế giới tăng mạnh. Việc sử dụng Quỹ BOG để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên dư địa của Quỹ BOG hiện không còn nhiều. Đến nay, đã có 14 đầu mối bị âm Quỹ BOG, trong đó, Petrolimex và PVoil có số quỹ âm lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Tiếp tục điều hành giá thận trọng, linh hoạt, hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép
Tiếp tục điều hành giá thận trọng, linh hoạt, hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa có ý kiến về định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2021.

Tiếp tục điều hành giá thận trọng, linh hoạt, hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép

Tiếp tục điều hành giá thận trọng, linh hoạt, hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa có ý kiến về định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2021.

Cần thận trọng, linh hoạt trong điều hành giá để tránh lạm phát kỳ vọng
Cần thận trọng, linh hoạt trong điều hành giá để tránh lạm phát kỳ vọng

VOV.VN - Để tiếp tục bình ổn thị trường tháng sau Tết và quý I/2021, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động để tránh lạm phát kỳ vọng trong thời điểm dịch bệnh.

Cần thận trọng, linh hoạt trong điều hành giá để tránh lạm phát kỳ vọng

Cần thận trọng, linh hoạt trong điều hành giá để tránh lạm phát kỳ vọng

VOV.VN - Để tiếp tục bình ổn thị trường tháng sau Tết và quý I/2021, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động để tránh lạm phát kỳ vọng trong thời điểm dịch bệnh.