Quản trị doanh nghiệp thời dịch: Phải linh hoạt theo từng quý, từng tháng

VOV.VN - Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến nhiều doanh nghiệp, trong mọi lĩnh vực. Các chuyên gia kinh tế nhận định, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, những người làm chủ phải bộc lộ vai trò lãnh đạo sáng suốt trong việc vận hành doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.

Trước diễn biến mới của dịch Covid-19 tiếp tục khiến nhiều ngành kinh tế quan trọng trải qua một năm đầy khó khăn và khó đoán định. Bài toán về quản trị doanh nghiệp trở nên cấp bách và đòi hỏi những người làm chủ phải phải nhanh chóng thích nghi và sớm đưa ra kế hoạch ứng phó vượt qua khủng hoảng.

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Công ty May 10 cho biết, may mặc, thời trang cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng bởi Covid-19. Tuy nhiên, suốt thời gian xảy ra dịch đến nay, May 10 không sa thải một công nhân nào, đảm bảo việc làm đầy đủ và thu nhập cho người lao động. Để duy trì hoạt động, May 10 vẫn đang tìm các biện pháp để thay đổi, tổ chức lại sản xuất.

“Qua bài học kinh nghiệm sau khủng hoảng, chúng tôi cho rằng để có sự phát triển bền vững thì doanh nghiệp vẫn phải tập trung vào ngành lõi của mình, khai thác tối đa các lĩnh vực. Đối với xuất khẩu, chúng tôi sẽ làm thêm những chủng loại mà khách hàng yêu cầu, những gì mà có thể khai thác tối ưu quản trị sản xuất, ngoài quần áo, chúng tôi đã sản xuất cả túi học sinh, cho đến túi ngủ, túi đựng bút, mũ cho quần áo đồng phục… hiện nay chúng tôi triển khai làm hết”, ông Thân Đức Việt cho biết.

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, trong bối cảnh khó khăn, người lãnh đạo doanh nghiệp cần nắm bắt được xu thế để gắn quá trình vượt khó, gắn với quá trình phục hồi với xu thế về công nghệ, phải có những phản ứng nhanh, nắm bắt thông tin; linh hoạt trong điều hành doanh nghiệp. Cùng với đó, tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, thay đổi để hội nhập về những chuyển biến trong các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Cách xây dựng chiến lược, cải cách quản trị rủi ro đối với một thế giới ngày nay thì đối với một doanh nghiệp, đối với Tập đoàn lớn rất khó chúng ta làm được chiến lược dài 5 năm; bây giờ doanh nghiệp làm 2- 3 năm, nhưng làm cuốn chiếu. Với chuyển đổi số hiện nay lối phát sinh của thị trường của nền kinh tế của đối tác của sản phẩm, của công nghệ… thì không phải đợi đến hàng năm, mà từng quý từng tháng cần phải có những cái linh hoạt để điều chỉnh chiến lược. Đấy là những yêu cầu mới doanh nghiệp phải nắm bắt”, chuyên gia Võ Trí Thành nêu quan điểm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

8 doanh nghiệp tại Bắc Giang đăng ký khôi phục sản xuất
8 doanh nghiệp tại Bắc Giang đăng ký khôi phục sản xuất

VOV.VN - Bắc Giang đang xây dựng mô hình thí điểm với 8 doanh nghiệp đủ điều kiện an toàn phòng, chống dịch để mở rộng phục hồi sản xuất.

8 doanh nghiệp tại Bắc Giang đăng ký khôi phục sản xuất

8 doanh nghiệp tại Bắc Giang đăng ký khôi phục sản xuất

VOV.VN - Bắc Giang đang xây dựng mô hình thí điểm với 8 doanh nghiệp đủ điều kiện an toàn phòng, chống dịch để mở rộng phục hồi sản xuất.

Doanh nghiệp căng mình chống dịch đảm bảo sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp căng mình chống dịch đảm bảo sản xuất kinh doanh

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp đã thức hiện triệt để quy tắc phòng chống dịch cũng như chủ động đề ra các phương án xử lý cụ thể để đảm bảo giữ ổn định sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp căng mình chống dịch đảm bảo sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp căng mình chống dịch đảm bảo sản xuất kinh doanh

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp đã thức hiện triệt để quy tắc phòng chống dịch cũng như chủ động đề ra các phương án xử lý cụ thể để đảm bảo giữ ổn định sản xuất kinh doanh.

Năm Covid-19 thứ 2, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được gói 62.000 tỷ
Năm Covid-19 thứ 2, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được gói 62.000 tỷ

VOV.VN - Thời gian qua có rất nhiều gói hỗ trợ của Chính phủ triển khai tới doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ không dễ dàng tiếp cận do yêu cầu quá cao và chưa phù hợp với thực tiễn khó khăn.

Năm Covid-19 thứ 2, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được gói 62.000 tỷ

Năm Covid-19 thứ 2, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được gói 62.000 tỷ

VOV.VN - Thời gian qua có rất nhiều gói hỗ trợ của Chính phủ triển khai tới doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ không dễ dàng tiếp cận do yêu cầu quá cao và chưa phù hợp với thực tiễn khó khăn.