Quảng Ngãi tập trung phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Ngày 30/11, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số lần thứ IV-năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Nông Thị Hà dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

 

Với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, trong giai đoạn tới, Quảng Ngãi tiếp tục triển khai hiệu quả các chủ trương của Trung ương, của tỉnh về công tác dân tộc gắn với công tác xây dựng Đảng; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, lòng tự hào dân tộc trong đồng bào các dân tộc thiểu số, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững.

Tỉnh Quảng Ngãi hiện có hơn 200.000 người đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm hơn 14% dân số toàn tỉnh với 30 dân tộc thiểu số.

Tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu đưa tăng trưởng kinh tế bình quân vùng miền núi giai đoạn 2024 - 2025 là 8 - 9%/năm và giai đoạn 2026 - 2029 là 7 - 8%/năm; thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 thu nhập bình quân chung cả nước; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số 3%/năm (đến năm 2030 còn dưới 10%). Tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu cơ bản không còn thôn, xã đặc biệt khó khăn; 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng điện thường xuyên, 95% hộ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. 100% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở được di dời đến nơi an toàn.

Phát biểu tại Đại hội, bà Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc chúc mừng thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đạt được trong những năm qua; ghi nhận, đánh giá cao công tác dân tộc, tinh thần đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh nhà ngày tàng giàu đẹp. Bà Nông Thị Hà mong muốn, Quảng Ngãi đẩy mạnh công tác phát triển Đảng, bồi dưỡng đào tạo nhân lực, bố trí cán bộ vùng dân tộc hợp lý; bảo tồn phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp, nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là dạy nghề; ngăn chặn lợi dụng tình trạng chia rẽ, tạo sự đồng thuận vùng đồng bào.

“Các đồng chí nỗ lực cao nhất để giải quyết căn bản những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và đời sống của đồng bào.Thực hiện phương châm hành động không để ai bị bỏ lại phía sau. Trước mắt tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát. Tăng cường nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, tránh thất thoát, trục lợi chính sách”- bà Hà nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà giáo hơn 30 năm gắn bó với học sinh dân tộc thiểu số vùng biên giới biển
Nhà giáo hơn 30 năm gắn bó với học sinh dân tộc thiểu số vùng biên giới biển

VOV.VN - Cô Đỗ Thị Hồi, giáo viên trường Tiểu học Lạc Hòa 1, xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã dành trọn thời gian, tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục ở vùng biên giới biển, vùng đồng bào dân tộc thị xã Vĩnh Châu. Cô Hồi là giáo viên đã gắn hạnh phúc của mình với niềm vui của những thế hệ học trò ở xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Nhà giáo hơn 30 năm gắn bó với học sinh dân tộc thiểu số vùng biên giới biển

Nhà giáo hơn 30 năm gắn bó với học sinh dân tộc thiểu số vùng biên giới biển

VOV.VN - Cô Đỗ Thị Hồi, giáo viên trường Tiểu học Lạc Hòa 1, xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã dành trọn thời gian, tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục ở vùng biên giới biển, vùng đồng bào dân tộc thị xã Vĩnh Châu. Cô Hồi là giáo viên đã gắn hạnh phúc của mình với niềm vui của những thế hệ học trò ở xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Tảo hôn tại vùng dân tộc thiểu số ở Cao Bằng và những hệ lụy
Tảo hôn tại vùng dân tộc thiểu số ở Cao Bằng và những hệ lụy

VOV.VN - Đời sống người dân từng bước được nâng cao nhưng tại các bản vùng cao của tỉnh Cao Bằng vẫn tồn tại tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất, tinh thần và những hệ lụy khôn lường về sức khỏe, giáo dục.

Tảo hôn tại vùng dân tộc thiểu số ở Cao Bằng và những hệ lụy

Tảo hôn tại vùng dân tộc thiểu số ở Cao Bằng và những hệ lụy

VOV.VN - Đời sống người dân từng bước được nâng cao nhưng tại các bản vùng cao của tỉnh Cao Bằng vẫn tồn tại tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất, tinh thần và những hệ lụy khôn lường về sức khỏe, giáo dục.

Quảng Ninh dành thêm nguồn lực cho vùng dân tộc thiểu số
Quảng Ninh dành thêm nguồn lực cho vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Trong 5 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Quảng Ninh dành thêm nguồn lực cho vùng dân tộc thiểu số

Quảng Ninh dành thêm nguồn lực cho vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Trong 5 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.