Quảng Ninh thu hút FDI kỷ lục từ nỗ lực “nâng chất”

VOV.VN - Mốc son mới trong thu hút FDI Quảng Ninh là kết quả của quá trình nhân lên các lợi thế và chiến lược có trọng tâm, trọng điểm.


Thu hút đầu tư FDI của Quảng Ninh năm 2023 đạt kỷ lục với hơn 3,1 tỷ USD, đứng thứ 3 cả nước. Dấu ấn này thể hiện những nỗ lực của địa phương, đồng thời cũng đòi hỏi Quảng Ninh tiếp tục “nâng chất, nâng tầm”, đưa các dự án FDI phát huy hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển bền vững.

“Ngôi sao đang lên” lọt vào top đầu thu hút FDI

Cuối tháng 6/2023, “gã khổng lồ” ngành điện tử Foxconn tiếp tục rót vốn gần 250 triệu USD đầu tư thêm 2 dự án tại Quảng Ninh, nâng tổng số vốn đầu tư của tập đoàn này tại Quảng Ninh lên hơn 383 triệu USD. Trong tháng 10, Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam (tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD) và Dự án nhà máy Liteon Quảng Ninh (tổng vốn đầu tư 690 triệu USD) cùng nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư…

25 dự án đến từ nhiều nhà đầu tư lớn, đặc biệt trong ngành công nghiệp năng lượng, điện tử, ô tô, cơ khí… đã giúp Quảng Ninh “cán đích” thu hút FDI năm 2023 với con số hơn 3,11 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay và gấp 3 lần chỉ tiêu đề ra của tỉnh. Đáng chú ý, ngoài những đối tác truyền thống như Trung Quốc (bao gồm cả Hong Kong, Đài Loan), năm qua cũng chứng kiến dòng vốn đầu tiên từ châu Âu với dự án của nhà đầu tư Thuỵ Điển Autoliv, loạt dự án nhiều lĩnh vực của các nhà đầu tư Nhật Bản, Singapore… 

Ông Trần Kinh Vĩ, Tổng Giám đốc vận hành toàn cầu Tập đoàn Jinko Solar, đơn vị đang có hơn 2,5 tỷ USD đầu tư tại Quảng Ninh cho biết, Quảng Ninh đã trở thành địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi dây chuyền sản xuất của Jinko Solar trên phạm vi toàn cầu.

“Các nhà máy của đang hoạt động ở Quảng Ninh hiện chiếm khoảng 50% tổng sản phẩm sản xuất của Jinko Solar tại nước ngoài. Jinko Solar rất cảm ơn sự hỗ trợ hiệu quả, thực chất của tỉnh đối với tập đoàn trong thời gian vừa qua. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định để tập đoàn tiếp tục lựa chọn Quảng Ninh là địa điểm đầu tư các dự án trong thời gian tới”, ông Trần Kinh Vĩ bày tỏ.

“Mốc son” mới trong thu hút FDI Quảng Ninh là kết quả của quá trình nhân lên các lợi thế và chiến lược thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt thể hiện ở chủ đề công tác năm 2023 là “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân”. Từ năm 2020 đến nay, Quảng Ninh liên tục bứt phá và lọt top đầu hút FDI cả nước, bên cạnh TP.HCM, Hải Phòng, Bình Dương… Những yếu tố then chốt mà nhà đầu tư quan tâm đều đang hội tụ, như chính sách ưu đãi; cơ sở hạ tầng đồng bộ với hệ thống giao thông và số lượng các KKT, KCN được quy hoạch nhiều nhất miền Bắc; môi trường kinh doanh liên tục cải thiện; chất lượng điều hành kinh tế dẫn đầu cả nước; linh hoạt trong huy động đầu tư, hỗ trợ xúc tiến tại chỗ… 

Còn nhiều dư địa thu hút FDI bền vững 

Không chỉ là “ngôi sao mới nổi”, định hướng của Quảng Ninh là thu hút đầu tư bền vững vào những ngành nghề mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh, có tiềm năng khác biệt và tạo giá trị gia tăng lớn, ưu tiên khu vực công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, công nghệ thông minh, dịch vụ, dịch vụ tổng hợp hiện đại… Tuy vậy, năm 2023, chỉ có công nghiệp chế biến chế tạo là “điểm sáng”, chiếm hơn 99% tổng vốn đầu tư. Thêm vào đó, phần lớn các dự án mới, có vốn “khủng” đều đến từ các nhà đầu tư đã sản xuất kinh doanh trên địa bàn, cho thấy việc mở rộng xúc tiến từ các thị trường mới chưa đạt được kỳ vọng. Quảng Ninh cũng chưa “hút” được nhà đầu tư chiến lược, là “cục nam châm lớn” thu hút và dẫn dắt các nhà đầu tư vừa và nhỏ…

Theo đánh giá từ các chuyên gia, nhà đầu tư, Quảng Ninh cần tận dụng lợi thế là địa phương đầu tiên được phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để hoàn thiện các quy hoạch cụ thể, nhanh chóng tạo quỹ đất sạch với hạ tầng sản xuất “xanh”, bền vững; ban hành danh mục các dự án ưu tiên, ưu đãi cụ thể để tiếp cận và xúc tiến hiệu quả… Bên cạnh đó, đảm bảo nguồn nhân lực, nhất là lao động chất lượng cao sẽ là “chìa khoá” để các nhà đầu tư “đi đường dài” với địa phương. 

Ông Mizuta Kazunori, Giám đốc Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng, hiện vận hành nhà máy sản xuất thiết bị ô tô tại TX Quảng Yên nhận thấy, trong những năm gần đây, khi nhiều công ty từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước khác đầu tư vào khu vực miền Bắc Việt Nam, việc đảm bảo nguồn nhân lực trở nên khó khăn hơn.

“Khi cạnh tranh nguồn nhân lực trở nên căng thẳng hơn, chi phí lao động cũng tăng lên, tạo áp lực lớn đối với hoạt động kinh doanh của DN. Chúng tôi mong muốn xin ý kiến để cải thiện chính sách thuế thuận lợi cho người lao động và cải thiện việc cung cấp nhà ở để thu hút nhân tài”, ông Mizuta Kazunori đề xuất.

Hiện Quảng Ninh đang có hơn 170 dự án FDI từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, số vốn đăng ký gần 14 triệu USD, doanh thu gần 3,4 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách khoảng 76 triệu USD, tạo việc làm cho hơn 43.000 lao động. Năm 2024, tập trung thu hút và “nâng chất” FDI vẫn là một trong những mục tiêu trọng tâm mà Quảng Ninh đặt ra với con số 3 tỷ USD, đóng góp vào chủ đề công tác “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”.

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, đó là nâng cao chất lượng kinh tế trên nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố đổi mới sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, tham gia sâu rộng vào mảng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

“Quảng Ninh đẩy mạnh cơ cấu công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, thu hút các nhà đầu tư có thương hiệu toàn cầu, có năng lực tài chính lớn, khả năng ổn định lâu dài, có công nghệ cao, sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng vào các KKT, KCN, đặc biệt là Đông Mai, Sông Khoai, Bắc Tiền Phong, Việt Hưng, Hải Hà…”, ông Huy nêu.

Đứng trước cơ hội đón “làn sóng” FDI mới vào Việt Nam, Quảng Ninh vẫn còn rất nhiều dư địa, đặc biệt về quỹ đất. Vững vàng duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP trên 10% trong suốt 9 năm qua, nỗ lực gỡ dần những “nút thắt” về hạ tầng, nhân lực… đã và đang là cơ sở để Quảng Ninh tiếp tục gọi “đại bàng” theo đúng định hướng, góp phần đạt mục tiêu trước mắt năm 2024 và cả lâu dài.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu hút FDI còn thấp vì tính liên kết chưa hiệu quả
Thu hút FDI còn thấp vì tính liên kết chưa hiệu quả

VOV.VN - Thời gian qua, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, tác động nhiều mặt kinh tế-xã hội nhưng vẫn chưa đạt so với mục tiêu kỳ vọng bởi nhiều nguyên nhân.

Thu hút FDI còn thấp vì tính liên kết chưa hiệu quả

Thu hút FDI còn thấp vì tính liên kết chưa hiệu quả

VOV.VN - Thời gian qua, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, tác động nhiều mặt kinh tế-xã hội nhưng vẫn chưa đạt so với mục tiêu kỳ vọng bởi nhiều nguyên nhân.

Bứt phá ngoạn mục, Bắc Giang tiếp tục là điểm sáng thu hút FDI
Bứt phá ngoạn mục, Bắc Giang tiếp tục là điểm sáng thu hút FDI

VOV.VN - Ông Mai Sơn – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: “Động lực lớn nhất để Bắc Giang tiếp tục phát triển trong giai đoạn khó khăn này, đó là thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đặc biệt, Bắc Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm ước đạt 13,45%, đứng đầu cả nước.

Bứt phá ngoạn mục, Bắc Giang tiếp tục là điểm sáng thu hút FDI

Bứt phá ngoạn mục, Bắc Giang tiếp tục là điểm sáng thu hút FDI

VOV.VN - Ông Mai Sơn – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: “Động lực lớn nhất để Bắc Giang tiếp tục phát triển trong giai đoạn khó khăn này, đó là thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đặc biệt, Bắc Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm ước đạt 13,45%, đứng đầu cả nước.

Thu hút FDI vào ĐBSCL: Đừng để chỉ là tiềm năng
Thu hút FDI vào ĐBSCL: Đừng để chỉ là tiềm năng

VOV.VN - ĐBSCL là vùng sản xuất nông sản lớn nhất nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sau hơn 30 năm đổi mới, đến nay, vẫn chưa có sự bứt phá về thu hút FDI, thiếu vắng các dự án đầu tư có quy mô lớn.

Thu hút FDI vào ĐBSCL: Đừng để chỉ là tiềm năng

Thu hút FDI vào ĐBSCL: Đừng để chỉ là tiềm năng

VOV.VN - ĐBSCL là vùng sản xuất nông sản lớn nhất nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sau hơn 30 năm đổi mới, đến nay, vẫn chưa có sự bứt phá về thu hút FDI, thiếu vắng các dự án đầu tư có quy mô lớn.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút FDI 8 tháng
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút FDI 8 tháng

VOV.VN - Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về thu hút vốn FDI với tổng vốn đầu tư đạt gần 13 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2023, chiếm gần 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 14,7% so với cùng kỳ.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút FDI 8 tháng

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút FDI 8 tháng

VOV.VN - Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về thu hút vốn FDI với tổng vốn đầu tư đạt gần 13 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2023, chiếm gần 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 14,7% so với cùng kỳ.

Việt Nam - điểm sáng trên bản đồ thu hút FDI
Việt Nam - điểm sáng trên bản đồ thu hút FDI

VOV.VN - Kể từ đầu năm tới nay, vốn FDI liên tục chảy vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt gần 18,15 tỷ USD, giải ngân được khoảng 13,1 tỷ USD. Việt Nam hiện được xem là điểm sáng trên bản đồ thu hút FDI.

Việt Nam - điểm sáng trên bản đồ thu hút FDI

Việt Nam - điểm sáng trên bản đồ thu hút FDI

VOV.VN - Kể từ đầu năm tới nay, vốn FDI liên tục chảy vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt gần 18,15 tỷ USD, giải ngân được khoảng 13,1 tỷ USD. Việt Nam hiện được xem là điểm sáng trên bản đồ thu hút FDI.