Quốc hội thảo luận Luật Đất đai (sửa đổi)

VOV.VN -Việc sửa đổi lần này phải gắn với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về sở hữu đất đai, việc thu hồi đất, giá đền bù…

Sáng nay (6/11), Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Một trong những điểm đáng lưu ý của Luật Đất đai (sửa đổi) lần này phải gắn với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về sở hữu đất đai, việc thu hồi đất, giá đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư…

Dự luật đất đai sửa đổi được trình Quốc hội vào kỳ họp thứ tư (cuối năm 2012) và theo kế hoạch được thông qua tại kỳ họp thứ 5. Tuy nhiên, trong phiên thảo luận ngày 17/6/2013, dự luật nhận được nhiều ý kiến trái chiều và chưa được thông qua.

Theo số liệu tổng hợp của Thanh tra Chính phủ, từ năm 2003 đến năm 2010, các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp nhận và xử lý trên 1,2 triệu đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai bình quân hàng năm chiếm 69,79%. Riêng từ năm 2008-2011, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt 84%. Trong đó, số vụ khiếu nại đúng chiếm 19,8%, có đúng có sai chiếm 28% và sai chiếm 52,2%; số vụ tố cáo đúng chiếm 16,2%, có đúng có sai chiếm 29,6% và sai chiếm 54,2%.

Nội dung khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính trong quản lý đất đai chủ yếu tập trung: khiếu nại các quyết định hành chính về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chiếm khoảng 70%; về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đoàn giám sát nhận định, đây là vấn đề phức tạp nếu không được giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tình hình khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính về đất đai có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do: Sự bất cập của hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai; tồn tại, hạn chế trong việc ban hành các quyết định hành chính. Bên cạnh đó phải kể đến sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai; thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức. Mặt khác, hiểu biết và ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo của một bộ phận người dân còn hạn chế và việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các cơ quan có trách nhiệm chưa tốt, chưa thường xuyên, liên tục./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sửa Luật Đất đai: Cần lập cơ quan định giá đất độc lập
Sửa Luật Đất đai: Cần lập cơ quan định giá đất độc lập

VOV.VN-92,35% ý kiến được tham vấn cho rằng, cần có sự tham gia của tổ chức định giá đất độc lập trước khi cơ quan nhà nước quyết định

Sửa Luật Đất đai: Cần lập cơ quan định giá đất độc lập

Sửa Luật Đất đai: Cần lập cơ quan định giá đất độc lập

VOV.VN-92,35% ý kiến được tham vấn cho rằng, cần có sự tham gia của tổ chức định giá đất độc lập trước khi cơ quan nhà nước quyết định

Sửa Luật Đất đai: Thu hồi đất, phải bồi thường cả sinh kế
Sửa Luật Đất đai: Thu hồi đất, phải bồi thường cả sinh kế

VOV.VN-Đất đai không chỉ là tài sản mà còn là sinh kế, tư liệu sản xuất, nên khi thu hồi đất, phải bồi thường cả về tài sản và sinh kế.

Sửa Luật Đất đai: Thu hồi đất, phải bồi thường cả sinh kế

Sửa Luật Đất đai: Thu hồi đất, phải bồi thường cả sinh kế

VOV.VN-Đất đai không chỉ là tài sản mà còn là sinh kế, tư liệu sản xuất, nên khi thu hồi đất, phải bồi thường cả về tài sản và sinh kế.

Luật Đất đai sửa đổi: Cần quan tâm đến sinh kế của người dân
Luật Đất đai sửa đổi: Cần quan tâm đến sinh kế của người dân

VOV.VN - Thu hồi đất của người dân nên hướng đến việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Luật Đất đai sửa đổi: Cần quan tâm đến sinh kế của người dân

Luật Đất đai sửa đổi: Cần quan tâm đến sinh kế của người dân

VOV.VN - Thu hồi đất của người dân nên hướng đến việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Sửa Luật Đất đai: Hài hòa lợi ích các bên khi thu hồi đất
Sửa Luật Đất đai: Hài hòa lợi ích các bên khi thu hồi đất

VOV.VN-Theo GS Đặng Hùng Võ, cơ chế thu hồi đất và đền bù cần chia sẻ lợi ích hài hòa giữa người bị thu hồi đất và nhà đầu tư có dự án.

Sửa Luật Đất đai: Hài hòa lợi ích các bên khi thu hồi đất

Sửa Luật Đất đai: Hài hòa lợi ích các bên khi thu hồi đất

VOV.VN-Theo GS Đặng Hùng Võ, cơ chế thu hồi đất và đền bù cần chia sẻ lợi ích hài hòa giữa người bị thu hồi đất và nhà đầu tư có dự án.

Luật Đất đai sửa đổi phải hài hòa lợi ích
Luật Đất đai sửa đổi phải hài hòa lợi ích

VOV.VN-Luật Đất đai sửa đổi cần có sự thay đổi toàn diện với quy định chặt chẽ, đảm bảo ổn định trật tự xã hội và lợi ích của nhân dân.

Luật Đất đai sửa đổi phải hài hòa lợi ích

Luật Đất đai sửa đổi phải hài hòa lợi ích

VOV.VN-Luật Đất đai sửa đổi cần có sự thay đổi toàn diện với quy định chặt chẽ, đảm bảo ổn định trật tự xã hội và lợi ích của nhân dân.

Sửa Luật Đất đai: Phải sát với thực tế cuộc sống
Sửa Luật Đất đai: Phải sát với thực tế cuộc sống

VOV.VN -Vấn đề sở hữu đất đai, giá đất, thu hồi đất, quy hoạch đất được nhiều người quan tâm, góp ý kiến. 

Sửa Luật Đất đai: Phải sát với thực tế cuộc sống

Sửa Luật Đất đai: Phải sát với thực tế cuộc sống

VOV.VN -Vấn đề sở hữu đất đai, giá đất, thu hồi đất, quy hoạch đất được nhiều người quan tâm, góp ý kiến. 

Sửa Luật Đất đai: Cần cấm cán bộ đầu tư bất động sản?
Sửa Luật Đất đai: Cần cấm cán bộ đầu tư bất động sản?

VOV.VN-Theo TS Doãn Hồng Nhung, Luật Đất đai sửa đổi cần quy định cấm cán bộ có chức vụ đầu tư kinh doanh BĐS trong khu vực mình quản lý.

Sửa Luật Đất đai: Cần cấm cán bộ đầu tư bất động sản?

Sửa Luật Đất đai: Cần cấm cán bộ đầu tư bất động sản?

VOV.VN-Theo TS Doãn Hồng Nhung, Luật Đất đai sửa đổi cần quy định cấm cán bộ có chức vụ đầu tư kinh doanh BĐS trong khu vực mình quản lý.