Quốc hội vẫn chưa quyết xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
VOV.VN -Theo Tiến sỹ Trần Du Lịch, Quốc hội vẫn chưa quyết xây nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và nếu có cơ chế đặc thù, nhiều nhà đầu tư sẽ tham gia xây dựng.
Bên lề buổi toạ đàm "Hàng không Việt và sức bật của lò xo nén" diễn ra chiều nay tại Quy Nhơn, trao đổi với phóng viên báo chí, Tiến sỹ Trần Du Lịch khẳng định: "Đến thời điểm này, Quốc hội vẫn chưa quyết định chính thức giao Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư dự án xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. Việc chậm đầu tư nhà ga này đang là "nút thắt" cho ngành không. Nếu nhà nước có cơ chế đặc thù, tôi tin nhiều nhà đầu tư đủ sức làm việc này".
TS Trần Du Lịch cho rằng, cần phải có cơ chế đặc thù đối với nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, ai làm, ai đầu tư cũng phải làm theo cơ chế đặc thù chứ cứ làm theo cơ chế chính sách hiện nay. |
Tiến sỹ Trần Du Lịch cho rằng: 'Nếu có cơ chế đặc thù, nhiều nhà đầu tư đủ năng lực xây dựng Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất'
TS Trần Du Lịch cho biết, ông là người đã tham gia Quốc hội và theo dõi khá kỹ về việc xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành, “tôi cho rằng, vấn đề cần phải khẩn trương, ai làm cũng phải tính toán kỹ".
Tuy nhiên, TS Trần Du Lịch cho rằng, riêng với nhà ga T3 thì phải khẩn trương làm sớm vì đây chính là "điểm nghẽn" đối với ngành hàng không.
“Đặc biệt, việc triển khai chậm sân nhà ga T3 Tân Sơn Nhất là vấn đề không cần nhìn cũng thấy rõ khi hết dịch Covid-19 sẽ tắc nghẽn như thế nào?", ông Trần Du Lịch lo lắng.
Nếu có cơ chế đặc thù, nhiều nhà đầu tư đủ năng lực xây dựng Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất' |
Cũng theo TS Trần Du Lịch cần phải có cơ chế đặc thù để sớm đẩy nhanh tiến trình xây dựng T3 Tân Sơn Nhất.
“Tôi nghĩ cần phải có cơ chế đặc thù đối với nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, ai làm, ai đầu tư cũng phải làm theo cơ chế đặc thù chứ cứ làm theo cơ chế chính sách hiện nay, chờ bên này, bên kia quyết định thì sẽ rất khó sớm có nhà ga T3 để tháo gỡ điểm nghẽn từ vùng trời, hạ tầng, giao thông kết nối với Tân Sơn Nhất”.
TS. Trần Du Lịch phân tích và cho rằng, "chúng ta không cần biết là ACV hay là ai làm ga T3 Tân Sơn Nhất, nhưng chỉ cần có cơ chế đặc thù thì tôi tin rằng sẽ có nhiều nhà đầu tư đủ năng lực để làm việc này".
Được biết, hiện có 2 đơn vị đang theo đuổi việc xây dựng nhà ga T3, Tân Sơn Nhất trong nhiều năm qua.
Đầu tiên là ACV với đề xuất xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với tổng vốn dự kiến gần 11.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án 37 tháng.
Theo báo cáo tiền khả thi, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có công suất thiết kế 20 triệu khách mỗi năm, tổng diện tích mặt sàn khoảng 100.000 m2... Hiện đề xuất này đã được Bộ GTVT, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước trình Chính phủ, Quốc hội xem xét.
Bên cạnh đề xuất của ACV, trong hơn 10 năm qua, Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar) cũng rất thiết tha trong việc sớm được phê duyệt xây dựng Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.
Đặc biệt, đầu tháng 2/2020, Tổng giám đốc Vietstar đã có văn bản cầu cứu Thủ tướng với mong muốn được tiếp tục được thực hiện Dự án nhà ga lưỡng dụng tại Tân Sơn Nhất.
Ngoài ra, Vietstar cũng cam kết hoàn thành dự án với số vốn đầu tư chỉ 2.000 tỷ đồng, hoàn thành trong 18 tháng. Đây cũng là đề xuất đáng lưu ý trong bối cảnh T3, Tân Sơn Nhất đang tắc nghẽn và việc đầu tư của ACV cũng vướng nhiều điểm nghẽn về pháp lý khiến dự án bị kéo dài, nếu được Chính phủ giao cũng khó về đích vào năm 2022 như kỳ vọng./.
Mới đây, Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với những nội dung chủ yếu:
Mục tiêu dự án nhà ga T3 công suất 20 triệu hành khách/năm và các công trình phụ trợ đồng bộ, phục vụ khai thác nội địa tại sân bay tế Tân Sơn Nhất đáp ứng yêu cầu khai thác, phù hợp với quy hoạch và phân chia sản lượng khai thác giữa sân bay Lon g Thành và Tân Sơn Nhất, giảm tải cho nhà ga T1 hiện đang quá tải, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
Về quy mô, ngoài nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất đạt tiêu chuẩn quốc tế, công suất thiết kế 20 triệu hành khách/năm, dự án còn thực hiện mở rộng sân đỗ máy bay, các hạng mục phụ trợ xây dựng đồng bộ như hệ thống kỹ thuật, giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mặt, nước thải.
Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 10.990 tỉ đồng bằng nguồn vốn hợp pháp của ACV, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tiến độ thực hiện dự án là 37 tháng kể từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư.