Quy định về đất đai nhiều bất cập: Dân thấm khổ, cán bộ chùn tay

VOV.VN - Luật phải đảm quyền lợi chính đáng cho người dân, tạo động lực phát triển cho đất nước cũng như tháo gỡ những rủi ro pháp lý để cán bộ, công chức không còn chùn tay khi thực hiện công vụ.

Chúng ta vừa kết thúc thời gian lấy ý kiến toàn dân về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Đây là dự thảo nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp. Điều mong muốn nhất trong xây dựng luật, đó là làm thế nào để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân, tạo động lực phát triển cho đất nước cũng như tháo gỡ những rủi ro pháp lý để cán bộ, công chức không còn chùn tay khi thực hiện công vụ.

Gieo mầm cho lòng tham

“Nhà không dám cất. Chính bản thân tôi xin giấy ở phường cho làm, nhưng khi giải tỏa lại đền bù theo giá gốc tôi đâu dám làm”.

“Rầu lắm anh ơi, như cái nhà cửa mình mục nát hết, sửa chữa không được, sang nhượng không được, suốt ngày phập phồng lo lắng”.

Đây là tâm tư ông Nguyễn Ngọc Điền (90 tuổi) và anh Nguyễn Thanh Toàn (49 tuổi), hai thế hệ trong khu Mả Lạng, Quận 1, TP.HCM - khu quy hoạch treo suốt 23 năm. Mới đây, TP.HCM đã ra quyết định thu hồi dự án khiến người dân rất vui mừng.

“Gia đình vui mừng vì căn nhà mục nát đã được xây, sửa chữa lại ở an toàn hơn. Trước đây bao năm vướng quy định thủ tục gia đình không được làm mới hay sửa chữa lớn cuộc sống quá khổ cực”, anh Nguyễn Thanh Toàn cho biết.

Dự án treo vài năm, chục năm thậm chí lâu hơn không còn là lạ ở TP.HCM, bởi ngoài khu Mả Lạng còn có những dự án như Khu Bình Quới-Thanh Đa ở quận Bình Thạnh, dự án Khu đô thị Tây Bắc ở huyện Hóc Môn – Củ Chi, dự án Sài Gòn Safari ở huyện Củ Chi… Dự án treo, không chỉ làm dân khổ, mà còn gây lãng phí tài nguyên đất.

Những năm qua, đã có không ít cán bộ, công chức, thậm chí là lãnh đạo cấp cao của TP.HCM “ngã ngựa” vì đất đai. Có thể kể đến như ông Tất Thành Cang, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP hay những cán bộ cấp Sở, ngành như Đào Anh Kiệt, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Trương Văn Út, nguyên Phó phòng Quản lý đất, Sở Tài Nguyên và Môi trường… 

Phân tích ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng tựu chung lại đó là sự không rõ ràng, thiếu chặt chẽ trong quy định về pháp luật đất đai, từ đó dẫn đến nhiều dự án treo vô thời hạn, làm nơi  “gieo mầm” lòng tham vào một bộ phận cán bộ, công chức gây bất bình trong dư luận, gây mất niềm tin trong quần chúng nhân dân.

Nhiều năm làm công tác tuyên truyền, vận động, bà Hoàng Thị Lợi, Phó Ban tư vấn Dân chủ - Pháp luật của Ủy ban MTTQ Quận 1 cho biết, chỉ quy định về thu hồi đất để phục vụ cho mục đích công cộng theo Luật Đất đai đã gây ra không biết bao nhiêu gian nan khi vận động, thuyết phục người dân di dời giải tỏa. Nhưng rồi tại những khu vực di dời, mục đích công cộng đâu không thấy, chỉ thấy tại những khu vực giải tỏa ở khu vực đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… mọc lên những khách sạn, nhà hàng.

“Chúng ta còn nhớ chung cư 100 ở phường Cô Giang phải rất vất vả khi vận động bà con phường giải tỏa, thậm chí còn bị đánh. Thế nhưng bây giờ chúng tôi thấy trên báo, một căn hộ chung cư Cô Giang rất đắt, và là một trong những điểm nóng của Quận 1”, bà Lợi thắc mắc.

Cán bộ chùn tay

Nhà đất làm mất cán bộ và quy định pháp luật về đất đai đang khiến cán bộ, công chức ở TP.HCM không dám làm. Dù rằng, trong lĩnh vực bất động sản còn đang bế tắc bởi những quy định, thủ tục song ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM vẫn bày tỏ sự thông cảm cho lực lượng cán bộ, công chức, bởi tính rủi ro pháp lý đối với lĩnh vực đất đai hiện nay quá lớn. Từng được UBND TP.HCM đồng hành trong chủ trương xin bộ, ngành về tính tiền sử dụng đất dự án với bảng giá cụ thể. Khi thực hiện việc tính giá sử dụng, cũng như thực hiện với những quy trình bài bản song tất cả chỉ dừng lại ở đó.

“Quy trình đó làm 3-5 năm mà hiện nay không có cán bộ nào dám làm. Hiện nay đơn vị nộp hồ sơ bất động sản về cơ quan nhà nước, động tác đầu tiên của cán bộ là cố gắng tìm một lý do chính đáng để trả hồ sơ chứ không phải giải quyết hồ sơ. Người ta sợ trách nhiệm”, ông Châu cho hay.

Theo ông Trần Văn Bảy, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM, vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai đang khiến cán bộ chùn tay, không dám làm. Lấy ví dụ về vấn đề đất công, ông Trần Văn Bảy cho biết, đất công không chỉ được điều chỉnh bởi Luật Đất đai, mà còn có Luật Quản lý tài sản công, Nghị định 167 sửa đổi năm 2021 của Chính phủ và hàng loạt văn bản có liên quan. Tuy nhiên, giữa luật và các văn bản quy phạm pháp luật không có sự tương thích, thậm chí là xung đột.

Cụ thể như trong vấn đề cổ phần hóa, đất không đưa vào tài sản cổ phần hóa mà vẫn do Nhà nước nắm giữ và DN phải đóng thuế sử dụng hàng năm. Rồi một ngày, DN xin đóng thuế 1 lần và điều này ngành quản lý đất đai không thể cấm, bởi đang thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai. Và dĩ nhiên, khi chuyển sang chế độ thuế đất 1 lần, DN có đầy đủ quyền sử dụng, trong đó có cả quyền bán.

“Trong thời gian qua quan điểm của cơ quan điều tra, thanh tra, điều tra kể cả cơ quan xét xử và cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai cũng chưa thống nhất điều này. Có ý kiến nói giải quyết như vậy là phù hợp với luật đất đai, nhưng có ý kiến lại cho rằng, xử lý như vậy là không đúng với Luật Quản lý tài sản công, tại sao không đấu giá. Đây là vấn đề rất quan trọng, hệ trọng hiện nay cũng như trong những năm tới”, ông Bảy nói.

Là công chức gần 30 năm, bà Ung Thị Xuân Hương – nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nói rằng, với công chức thì chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, còn với công dân thì được làm những gì pháp luật không cấm. Cũng chính bởi vậy, trong thủ tục hành chính, cán bộ, công chức thực hiện theo các quy định về quy trình, thủ tục, nhưng trên thực tế thì có những quy định không còn phù hợp với thực tiễn nên nhiều khi gây bức xúc cho công dân. Vậy nên, trong xây dựng pháp luật không chỉ minh bạch rõ ràng mà đời sống của luật phải dài để đáp ứng được thực tế phát triển ngày càng nhanh của xã hội.

“Xu hướng làm luật bây giờ đảm bảo quyền cho người dân thực hiện, nhưng cũng phải làm sao để cán bộ, công chức trong phạm vi của mình thực hiện nhiệm vụ đảm bảo quyền lợi của người dân. Nếu cứ để họ không dám thực hiện, người dân lại đi khiếu nại và khi đó chính quyền lại phải đi xử lý”, bà Hương phân tích.

Mọi vấn đề về quản lý nhà nước đều nhằm phục vụ nhân dân, DN. Mọi quy định pháp luật là để bảo vệ chế độ, vì quyền lợi của người dân, vì sự phát triển của đất nước. Từ việc lấy ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật đất đai cho thấy rằng, còn rất nhiều bất cập, chồng chéo trong xây dựng luật. Bởi đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện quản lý, quyền sử dụng là quyền tài sản của người dân. Nhưng quyền đó lại đang nhẹ hơn quyền quản lý Nhà nước về đất đai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ mong nhận được ý kiến của nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Chính phủ mong nhận được ý kiến của nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

VOV.VN - Trong thời gian tới, việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thực hiện cho đến khi dự án Luật được Quốc hội thông qua. Chính phủ mong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý của các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân trong cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài.

Chính phủ mong nhận được ý kiến của nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Chính phủ mong nhận được ý kiến của nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

VOV.VN - Trong thời gian tới, việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thực hiện cho đến khi dự án Luật được Quốc hội thông qua. Chính phủ mong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý của các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân trong cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài.

Mập mờ thông tin quy hoạch đất đai, người dân có nguy cơ mất trắng
Mập mờ thông tin quy hoạch đất đai, người dân có nguy cơ mất trắng

VOV.VN - Bất động sản bị “thổi” giá, người dân mua đất với giá cao hoặc mua phải những mảnh đất nằm trong quy hoạch xảy ra khá phổ biến tại nhiều địa phương. Một trong những nguyên nhân là do người dân khó tiếp cận các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giá đất.

Mập mờ thông tin quy hoạch đất đai, người dân có nguy cơ mất trắng

Mập mờ thông tin quy hoạch đất đai, người dân có nguy cơ mất trắng

VOV.VN - Bất động sản bị “thổi” giá, người dân mua đất với giá cao hoặc mua phải những mảnh đất nằm trong quy hoạch xảy ra khá phổ biến tại nhiều địa phương. Một trong những nguyên nhân là do người dân khó tiếp cận các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giá đất.

Sửa đổi Luật Đất đai phải chú ý đến công tác giải phóng mặt bằng
Sửa đổi Luật Đất đai phải chú ý đến công tác giải phóng mặt bằng

VOV.VN - Nhiều ý kiến trên địa bàn Điện Biên tham gia về công tác giải phóng mặt bằng nhằm phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương khi áp dụng.

Sửa đổi Luật Đất đai phải chú ý đến công tác giải phóng mặt bằng

Sửa đổi Luật Đất đai phải chú ý đến công tác giải phóng mặt bằng

VOV.VN - Nhiều ý kiến trên địa bàn Điện Biên tham gia về công tác giải phóng mặt bằng nhằm phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương khi áp dụng.

Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Tâm huyết và trách nhiệm
Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Tâm huyết và trách nhiệm

VOV.VN - Việc góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã diễn ra tâm huyết, trách nhiệm vì mục tiêu phát triển chung của đất nước.

Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Tâm huyết và trách nhiệm

Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Tâm huyết và trách nhiệm

VOV.VN - Việc góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã diễn ra tâm huyết, trách nhiệm vì mục tiêu phát triển chung của đất nước.