Rủi ro khi mua nhà tái định cư lúc “lúa non”

VOV.VN- Việc bán lại các suất mua nhà tái định cư chưa được bàn giao để ăn chênh lệch tới cả tỷ đồng có xu hướng nhộn nhịp, công khai.

Bất cứ ai muốn mua nhà tái định cư, chỉ cần lên mạng internet là có đầy đủ số điện thoại người rao bán, thông tin dự án, vị trí, địa điểm và cả mức giá chênh có khi lên tới gần 1 tỷ đồng/căn. Hoạt động bán nhà tái định cư đang diễn ra tràn lan và công khai.

Gọi điện thoại cho một “cò” bất động sản đang rao bán nhiều căn hộ tại một dự án nhà tái định cư ở Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội, chúng tôi được tư vấn là nên mua nhà tái định cư vào thời điểm “lúa non”, tức là khi chưa bàn giao nhà: “Bây giờ là mua suất, sau đó mình ký ủy quyền định đoạt công chứng, sau đó chờ ngày bốc thăm. Chị mua lúa non bây giờ mới là rẻ, chứ nay mai xong rồi không có giá 30 triệu/m2 đâu, căn 58m giờ chênh 500, chứ nay mai chênh ít nhất là 1 tỷ đồng”.

Nhà tái định cư ở Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội đang được rao bán nhiều căn chênh tới gần 1 tỷ đồng

Những căn hộ rao bán này mới chỉ là trên dự án, tức là mới chỉ có danh sách các hộ dân thuộc diện được mua. Hai bên sẽ thực hiện mua - bán dưới hình thức ủy quyền định đoạt công chứng. Người bán nhận tiền chênh lệch là xong, còn người mua sẽ phải tiếp tục bốc thăm, chờ đến ngày nhận nhà, thanh toán phần tiền gốc giá trị căn nhà theo quy định.

Chị Nguyễn Thu Trang, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, chị đang có nhu cầu mua lại một căn hộ tái định cư. Dù tiền chênh khá cao, nhưng so với việc mua một căn hộ thương mại thì rẻ hơn, nhất là lại được nợ phần gốc từ 2-3 năm mà không phải chịu lãi suất. “Tôi chấp nhận trả tiền chênh để mua nhà tái định cư bởi vì kể cả cộng thêm tiền chênh thì tổng giá trị vẫn rẻ hơn nhà ở thương mại, mà lại được ở các vị trí trung tâm. Tuy nhiên, liệu chủ cũ họ có theo cùng với tôi cho đến khi tôi nộp hết số tiền nợ của Nhà nước hay không, bởi vì giữa 2 người mua bán cũng chỉ bằng niềm tin và thông qua một tờ giấy ủy quyền thôi nên tôi cũng khá lo lắng về điều này”.

Thời gian qua, rất nhiều người trót mua lại các suất tái định cư đã phải đến nhờ luật sư tư vấn vì không được bàn giao nhà, phát sinh tranh chấp với đơn vị phân bổ nhà tái định cư… Nhà tái định cư không thuộc trường hợp mua bán nhà ở hình thành trong tương lai vì không có hợp đồng giữa người mua với chủ đầu tư. Các bên liên quan đã lách luật bằng hình thức ủy quyền quản lý nhà, thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến nộp tiền, nhận bàn giao nhà, nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, nhận giấy chứng nhận cho chủ cũ, sau đó mới ký hợp đồng mua bán.

Luật sư Vũ Huyền Ngọc - Công ty Luật Hợp danh Anh Vũ nhận định, mặc dù là mua bán nhà chưa có đủ giấy tờ, nhưng trình tự đã được các bên liên quan hợp thức hóa, không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, rủi ro khi mua lại các suất tái định cư này là khá lớn: “Khi họ đã ký hợp đồng ủy quyền như vậy thì về mặt pháp luật họ không sai, nhưng họ đã chấp nhận một rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra, ví dụ bên ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, hoặc trường hợp bên ủy quyền chết chẳng hạn, thì hợp đồng ủy quyền không còn giá trị pháp lý và còn nhiều vấn đề phát sinh sau đó nữa hoàn toàn có thể xảy ra. Đây là rủi ro bên mua phải gánh chịu”.

Theo các chuyên gia, giới “cò mồi” bất động sản đã nhanh chóng nắm bắt và kiếm lời từ nhu cầu bán nhà của người thuộc diện tái định cư và nhu cầu mua nhà giá thấp của những người không thuộc diện này. Đây là một hoạt động kinh doanh hóa các suất tái định cư. Các quy định pháp luật hiện không cấm, nhưng nếu việc mua - bán suất tái định cư diễn ra phổ biến, tràn lan như hiện nay thì hậu quả để lại là không nhỏ.

Ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Hà Nội phân tích: “Hiện tượng các nhà tái định cư mua đi bán lại mà chưa có chủ sở hữu là vấn đề cần phải xem xét. Đặc biệt là những người dân nghèo khi được tái định cư nhiều khi họ không đủ tiền để đóng suất mua nhà mới, nhưng họ được tiêu chuẩn mua nên họ bán đi để lấy tiền chênh lệch, nhưng hệ quả xã hội sẽ là rất lớn”.

Rõ ràng, việc mua bán công khai, tràn lan nhà tái định cư đã khiến loại nhà này bị sử dụng sai đúng mục đích, không đảm bảo an cư cho chính những người dân sau khi giải phóng mặt bằng. Như vậy là lãng phí về nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, và rủi ro cuối cùng vẫn thuộc về những người mua lại nhà tái định cư./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EU công bố kế hoạch tái định cư thêm 120.000 người tị nạn
EU công bố kế hoạch tái định cư thêm 120.000 người tị nạn

VOV.VN - Ngày 9/9, chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết, EU đang có kế hoạch tái định cư thêm 120.000 người tị nạn.

EU công bố kế hoạch tái định cư thêm 120.000 người tị nạn

EU công bố kế hoạch tái định cư thêm 120.000 người tị nạn

VOV.VN - Ngày 9/9, chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết, EU đang có kế hoạch tái định cư thêm 120.000 người tị nạn.

 Cư dân tái định cư không được ưu tiên thuê mặt bằng kinh doanh
Cư dân tái định cư không được ưu tiên thuê mặt bằng kinh doanh

VOV.VN - Có một nghịch lý là phần diện tích kinh doanh ở nhiều tòa nhà tái định cư trên địa bàn Hà Nội vẫn đang bị bỏ trống

 Cư dân tái định cư không được ưu tiên thuê mặt bằng kinh doanh

Cư dân tái định cư không được ưu tiên thuê mặt bằng kinh doanh

VOV.VN - Có một nghịch lý là phần diện tích kinh doanh ở nhiều tòa nhà tái định cư trên địa bàn Hà Nội vẫn đang bị bỏ trống

Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi chậm tiến độ do thiếu khu tái định cư
Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi chậm tiến độ do thiếu khu tái định cư

VOV.VN - Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có 13 gói thầu thì tất cả đều chậm tiến độ.

Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi chậm tiến độ do thiếu khu tái định cư

Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi chậm tiến độ do thiếu khu tái định cư

VOV.VN - Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có 13 gói thầu thì tất cả đều chậm tiến độ.

Tái định cư hầm đường bộ Đèo Cả: Nhà đầu tư liên tục thất hứa
Tái định cư hầm đường bộ Đèo Cả: Nhà đầu tư liên tục thất hứa

VOV.VN - Người dân ở khu tái định cư hầm đường bộ Đèo Cả đang sống trong cảnh không nước, không đường, không chợ và nhà cửa xuống cấp đã nhiều năm.

Tái định cư hầm đường bộ Đèo Cả: Nhà đầu tư liên tục thất hứa

Tái định cư hầm đường bộ Đèo Cả: Nhà đầu tư liên tục thất hứa

VOV.VN - Người dân ở khu tái định cư hầm đường bộ Đèo Cả đang sống trong cảnh không nước, không đường, không chợ và nhà cửa xuống cấp đã nhiều năm.

Dân không dám làm nhà ở khu tái định cư vì cứ xây là lún, nứt
Dân không dám làm nhà ở khu tái định cư vì cứ xây là lún, nứt

VOV.VN - Một khu tái định cư ở Khánh Hoà có nền đất yếu khiến việc xây dựng nhà của người dân gặp nhiều khó khăn, gây tâm lý hoang mang khó ổn định cuộc sống.

Dân không dám làm nhà ở khu tái định cư vì cứ xây là lún, nứt

Dân không dám làm nhà ở khu tái định cư vì cứ xây là lún, nứt

VOV.VN - Một khu tái định cư ở Khánh Hoà có nền đất yếu khiến việc xây dựng nhà của người dân gặp nhiều khó khăn, gây tâm lý hoang mang khó ổn định cuộc sống.

Quảng Trị: Dân vùng lũ bỏ khu tái định cư, trở về quê cũ
Quảng Trị: Dân vùng lũ bỏ khu tái định cư, trở về quê cũ

VOV.VN - Đến nay, hơn 200 hộ dân vùng ngập lũ, sạt lở ven sông được bố trí đất ở, hỗ trợ tiền làm nhà ở tại khu tái định cư.

Quảng Trị: Dân vùng lũ bỏ khu tái định cư, trở về quê cũ

Quảng Trị: Dân vùng lũ bỏ khu tái định cư, trở về quê cũ

VOV.VN - Đến nay, hơn 200 hộ dân vùng ngập lũ, sạt lở ven sông được bố trí đất ở, hỗ trợ tiền làm nhà ở tại khu tái định cư.