Rủi ro pháp lý trong các thương vụ M&A ngày càng tăng

VOV.VN - Rủi ro trong các thương vụ M&A sẽ xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là các rủi ro về mặt pháp lý.

Ngày 21/12, tại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phối hợp với Uỷ ban Trọng tài Thương mại Hàn Quốc tổ chức Hội thảo “Giao dịch M&A: Nhận diện rủi ro pháp lý, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp”.

Ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết, thị trường M&A Việt Nam đã trải qua một thập kỷ hoạt động sôi động với nhiều cơ hội mới trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển biến tích cực. Điều này được khẳng định bằng những con số cụ thể như: Trong giai đoạn 2009-2018, có tới 4.353 thương vụ, với tổng giá trị M&A đạt 48,8 tỷ USD được thực hiện.

Sau 10 năm, cùng với sự phát triển của thị trường, các nhà đầu tư đã quan tâm về rủi ro trong các thương vụ M&A cũng bắt đầu nhiều hơn đặc biệt là các rủi ro về mặt pháp lý, nguyên nhân chính dẫn tới đổ bể thương vụ hoặc các quá trình tranh chấp hay kiện tụng tốn kém sau đó.

Ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, cập nhật về các xu hướng mới của trọng tài thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp, ông Heehwan Kwon- Giám đốc KCBA Quốc tế cho biết: “Khi tham gia vào các thương vụ M&A, các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư phải nắm bắt được những quyền và nghĩa vụ của mình. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể chủ động nhận diện được các rủi ro có thể xảy ra sau khi thực hiện các M&A”.

Theo ông Heehwan Kwon, trong bối cảnh thị trường M&A được dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới, cùng với sự phát triển của thị trường, các rủi ro trong những thương vụ cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là các rủi ro về mặt pháp lý.

“Khi tham gia vào thương vụ M&A, các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư phải nắm bắt được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể chủ động nhận diện được các rủi ro có thể xảy ra sau khi thực hiện các M&A”, ông Heehwan Kwon cho hay. 

Đồng tình với quan điểm này, Luật sư Đặng Xuân Hợp - Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết: “Trong thực tế đã có nhiều vụ tranh chấp xảy ra giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc. Việc xảy ra tranh chấp cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế. Điểm mấu chốt ở đây là giải quyết những tranh chấp đó như thế nào”?

Theo ông Hợp, hiện nay, việc sử dụng phương pháp giải quyết bằng trọng tài là phổ biến với nhiều ưu thế nổi trội. Doanh nghiệp phải lựa chọn được chuyên gia có kinh nghiệm để có thể xử lý tốt vấn đề liên quan trong lĩnh vực đó, đồng thời, trọng tài phải hiểu biết sâu sắc về pháp luật tại nước sở tại cũng như văn hoá để từ đó có thể đề xuất các giải pháp phù hợp nhất. 

"Đây là phương thức lựa chọn hữu ích dành cho các doanh nghiệp. Với cách này, doanh nghiệp có thể lựa chọn trọng tài trong nước hoặc quốc tế để giải quyết từng vụ tranh chấp khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn trọng tài trong nước sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm và giảm chi phí một cách đáng kể. Khả năng thi hành và sự ủng hộ của tòa án trong nước cũng là một thuận lợi đối với doanh nghiệp", luật sư Đặng Xuân Hợp chia sẻ.

Ở góc độ nghiên cứu, nhiều chuyên gia cho rằng, trọng tài thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế khác luôn là lựa chọn số một của các doanh nghiệp khi có phát sinh tranh chấp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, trong đó có hoạt động M&A./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam sẽ bùng nổ làn sóng mua bán và sáp nhập
Việt Nam sẽ bùng nổ làn sóng mua bán và sáp nhập

VOV.VN -Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thời gian tới thương vụ mua bán và sáp nhập sẽ tập trung ở các lĩnh vực như tiêu dùng, dược phẩm, bất động sản.

Việt Nam sẽ bùng nổ làn sóng mua bán và sáp nhập

Việt Nam sẽ bùng nổ làn sóng mua bán và sáp nhập

VOV.VN -Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thời gian tới thương vụ mua bán và sáp nhập sẽ tập trung ở các lĩnh vực như tiêu dùng, dược phẩm, bất động sản.

Thị trường mua bán và sáp nhập tại Việt Nam: Cần cú hích mới
Thị trường mua bán và sáp nhập tại Việt Nam: Cần cú hích mới

VOV.VN - Thị trường mua bán và sáp nhập tại Việt Nam được đánh giá giàu tiềm năng nhưng nếu không dẹp bỏ rào cản, có nhân tố đột phá thì nguy cơ tụt dốc.

Thị trường mua bán và sáp nhập tại Việt Nam: Cần cú hích mới

Thị trường mua bán và sáp nhập tại Việt Nam: Cần cú hích mới

VOV.VN - Thị trường mua bán và sáp nhập tại Việt Nam được đánh giá giàu tiềm năng nhưng nếu không dẹp bỏ rào cản, có nhân tố đột phá thì nguy cơ tụt dốc.

Thúc đẩy đầu tư công nghiệp qua mua bán và sáp nhập
Thúc đẩy đầu tư công nghiệp qua mua bán và sáp nhập

VOV.VN - Nếu có sự đầu tư và hợp tác từ những doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội bứt phá và phát triển hơn nữa.

Thúc đẩy đầu tư công nghiệp qua mua bán và sáp nhập

Thúc đẩy đầu tư công nghiệp qua mua bán và sáp nhập

VOV.VN - Nếu có sự đầu tư và hợp tác từ những doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội bứt phá và phát triển hơn nữa.