Sàn giao dịch xăng dầu: Cần bỏ giá trần, giá sàn, để thị trường quyết định giá

VOV.VN - Bình ổn giá xăng dầu sẽ theo quy định của Luật Giá năm 2023, hướng thành lập Sàn giao dịch xăng dầu là những giải pháp mới hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu thời gian tới...

Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (lần 3) đang được Bộ Công Thương hoàn thiện, lấy ý kiến thẩm định. Đáng chú ý trong dự thảo lần này đã không còn quy định riêng về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Thay vào đó, việc bình ổn giá xăng dầu sẽ theo quy định của Luật Giá năm 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024).

Sàn giao dịch xăng dầu có đủ sức hấp dẫn?

Trước khi Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu được phê duyệt và chính thức có hiệu lực, có nhiều ý kiến cho rằng nên thành lập Sàn giao dịch xăng dầu. Ngày 18/7 vừa qua, Văn phòng Chính phủ cũng đã có Công văn số 5124/VPCP-TH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, về việc thành lập Sàn giao dịch xăng dầu, nhằm tăng tính công khai, minh bạch, khắc phục những bất ổn của thị trường xăng dầu thời gian qua, trên cơ sở đó có giải pháp triển khai phù hợp theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Ủng hộ chủ trương thành lập Sàn giao dịch xăng dầu, Chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, khi thành lập Sàn, tất cả DN kinh doanh xăng dầu trong nước đều phải giao dịch ở đó, kể cả 2 nhà máy lọc dầu trong nước cũng phải tham gia vào sàn để giao dịch, không có ngoại lệ. Khi tham gia vào Sàn, các DN cần cân đối để hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất, không thể trực chờ vào “bầu sữa” của nhà nước. Chỉ khi DN tự chủ kinh doanh mới thay đổi để phát triển và xăng dầu được vận hành theo cơ chế thị trường đúng nghĩa.

“Việc lập Sàn giao dịch xăng dầu rất quan trọng, nhưng vấn đề là phải làm sao để Sàn có đủ sức hấp dẫn và quá trình hoạt động một cách bền vững, đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của DN. Khi thành lập sàn, cơ quan quản lý cần bỏ áp giá trần, giá sàn trong hoạt động giao dịch, để thị trường quyết định với giá cả công khai minh bạch và tự điều chỉnh, từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh hoàn hảo. Sàn giao dịch cũng giúp cơ quan quản lý được chất lượng hàng hoá, quản lý được hàng lậu, hàng giả, hàng kém phẩm chất, hàng trôi nổi của xăng dầu; Triệt tiêu được các nhóm lợi ích thao túng thị trường xăng dầu như hiện nay, loại bỏ cơ chế xin cho, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển”, ông Phú lưu ý. 

Làm rõ hơn về Sàn giao dịch xăng dầu, Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh phân tích, cần phải hiểu việc hình thành Sàn giao dịch xăng dầu thực chất là thành lập 1 Trung tâm giao dịch xăng dầu trong nước, bao gồm 2 nhà máy lọc hóa dầu cùng các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ tham gia. Tại đây, bên nào có xăng dầu sẽ tiến hành chào bán, bên nào thấy hợp lý sẽ mua, trả giá và đấu thầu. Hoạt động này không liên thông với thị trường quốc tế, chỉ là giao dịch giữa các DN trong nước với nhau nên có thể triển khai được ngay.

Tuy nhiên, TS. Đinh Trọng Thịnh cũng chỉ ra một số khó khăn khi lập Sàn giao dịch xăng dầu. Trước tiên là vấn đề phương pháp định giá xăng dầu, vấn đề thứ hai là khi có Sàn giao dịch nhưng Nhà nước vẫn phải can thiệp và can thiệp khi nào. Cùng với đó, cần quy định trách nhiệm của các bên thao gia giao dịch, vì mục tiêu chung vẫn phải đảm bảo hoạt động cung ứng xăng dầu cho nền kinh tế, tránh những rủi ro trong giao dịch làm ảnh hưởng đến nguồn cung.

“Đặc biệt, trong trường hợp giá xăng dầu tăng vọt, bên chào bán sẽ có động thái tiết chế, giới hạn nguồn cung, vì thế vẫn cần phải có quy định về biện pháp bình ổn, để các nhà cung cấp luôn phải đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường”, PGS.TS. Định Trọng Thịnh khuyến nghị.

Bình ổn giá xăng dầu trong từng trường hợp cụ thể

Với sự thay đổi này, khi giá xăng dầu có biến động bất thường, Bộ Công Thương sẽ chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng biện pháp bình ổn gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương để thực hiện. Như vậy, Quỹ Bình ổn sẽ không còn sử dụng thường xuyên, biện pháp bình ổn sẽ có thời hạn, việc trích hay chi Quỹ này đều phải thực hiện theo Luật Giá 2023. 

Theo ông Phạm Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), hoạt động bình ổn giá đã được quy định tại Luật giá từ năm 2012 và tiếp tục được bổ sung, củng cố ở Luật Giá năm 2023 đã bắt đầu áp dụng. Đối với mặt hàng xăng dầu, thị trường xăng dầu được điều chỉnh bởi quy luật của thị trường cũng như những quy định chung về kinh doanh xăng dầu. Theo quy định tại Luật Giá 2023, có 9 nhóm mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, trong đó xăng dầu thành phẩm là 1 trong 9 mặt hàng nằm trong danh mục.

“Luật Giá 2023 quy định, khi mặt bằng thị trường hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ bình ổn giá có biến động bất thường, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội cũng như sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân sẽ thực hiện bình ổn giá. Luật cũng quy định việc thực hiện bình ổn giá trong tình trạng khẩn cấp, sự cố thảm họa, thiên tai, dịch bệnh kèm theo sự biến động bất thường trong mặt bằng giá”, ông Bình cho biết.

Ông Bình cũng chỉ ra nhóm các biện pháp để bình ổn giá, như điều hòa cung cầu bao gồm điều hòa sản xuất trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, điều hòa hàng hóa giữa vùng miền, giữa những địa phương liên quan tới lưu thông hàng hóa, hoặc biện pháp liên quan tới dự trữ quốc gia, hoặc dự trữ lưu thông...

Cùng với đó, để bình ổn giá hàng hóa nói chung và xăng dầu nói riêng như trong quy định của Luật Giá, sẽ phải sử dụng các công cụ về biện pháp tài chính, tiền tệ phù hợp theo quy định đã được quy định ở pháp luật chuyên ngành. Đồng thời, Nhà nước sẽ phải can thiệp trong việc định giá, hỗ trợ về giá theo những quy định của pháp luật liên quan cũng như những điều hướng cụ thể, nhưng không can thiệp thô bạo vào giá cả thị trường.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: VCCI vạch ra nhiều bất cập
Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: VCCI vạch ra nhiều bất cập

VOV.VN - Nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (Dự thảo), trên cơ sở ý kiến của các DN và Hiệp hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới có ý kiến đến cơ quan soạn thảo là Bộ Công Thương.

Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: VCCI vạch ra nhiều bất cập

Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: VCCI vạch ra nhiều bất cập

VOV.VN - Nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (Dự thảo), trên cơ sở ý kiến của các DN và Hiệp hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới có ý kiến đến cơ quan soạn thảo là Bộ Công Thương.

Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN tự định giá không vượt quá khung quy định
Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN tự định giá không vượt quá khung quy định

VOV.VN - Chuyên gia và doanh nghiệp đồng thuận với quy định cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, phân phối tự quyết định giá bán, đồng thời đề xuất thành lập Sàn giao dịch xăng dầu.

Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN tự định giá không vượt quá khung quy định

Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN tự định giá không vượt quá khung quy định

VOV.VN - Chuyên gia và doanh nghiệp đồng thuận với quy định cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, phân phối tự quyết định giá bán, đồng thời đề xuất thành lập Sàn giao dịch xăng dầu.

DN bán lẻ xăng dầu muốn tự định giá trên cơ sở giá bán buôn từ DN đầu mối
DN bán lẻ xăng dầu muốn tự định giá trên cơ sở giá bán buôn từ DN đầu mối

VOV.VN - Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho rằng, Dự thảo Nghị định mới cần quy định theo hướng để cho DN bán lẻ tự định giá trên cơ sở giá bán buôn của DN đầu mối.

DN bán lẻ xăng dầu muốn tự định giá trên cơ sở giá bán buôn từ DN đầu mối

DN bán lẻ xăng dầu muốn tự định giá trên cơ sở giá bán buôn từ DN đầu mối

VOV.VN - Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho rằng, Dự thảo Nghị định mới cần quy định theo hướng để cho DN bán lẻ tự định giá trên cơ sở giá bán buôn của DN đầu mối.