“Sản xuất tăng cao, phản ánh nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài với thị trường Việt Nam”

VOV.VN - Tính chung 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa duy trì tốc độ tăng cao, đạt 539 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước tính tăng 16,6%. 

Chiều 6/11, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tại phiên họp thường kỳ tháng 10 vừa kết thúc, Chính phủ đã nghe và thảo luận kỹ các nội dung về phòng, chống dịch COVID-19, các giải pháp kinh tế - xã hội, các kế hoạch tiếp theo đến cuối năm 2021...

Người phát ngôn Chính phủ khẳng định, sự đồng hành của doanh  nghiệp, sự tham gia tích cực của người dân cả nước đã góp phần kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc. Số ca tử vong do COVID-19 giảm sâu, số ca mắc mới được kiểm soát, tỷ lệ tiêm phủ vaccine ngày càng tăng và các hoạt động kinh tế - xã hội dần khôi phục. WHO đã đánh giá cao công tác phòng, chống dịch hiệu quả của Việt Nam.

Bộ trưởng Trần Văn Sơn nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các địa phương tiếp tục triển khai nghiêm Nghị quyết 128, kịp thời đề xuất, bổ sung các vấn đề vướng mắc cần giải quyết. Tăng cường khả năng thu dung điều trị, tăng cường năng lực truy vết, cách ly hẹp, xét nghiệm thần tốc đảm bảo khoa học, tiết kiệm; điều trị từ sớm, từ xa ngay tại cơ sở… Đặc biệt là đề cao ý thức của người dân trong hợp tác phòng chống dịch. Đảm bảo có vaccine, chủ động nguồn cung vaccine để đảm bảo có 2 mũi vaccine tại các vùng có dịch. Bảo đảm công khai minh bạch trong mua bán, đầu thầu mua thuốc, sinh phẩm… phòng chống dịch. Kết hợp công tư, ban hành mới các quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia nước ngoài… tới Việt Nam. 

Về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho biết, nền kinh tế đang hoạt động dần ổn định trong trạng thái bình thường mời. Kinh tế trong tháng 10 ghi nhận chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,2% so với tháng trước và tăng 1,77% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 10 tháng năm 2021, CPI bình quân tăng 1,82% so với cùng kỳ năm 2020 - đây là mức tăng thấp nhất kể tử năm 2016. Lạm phát cơ bản tăng 0,84% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính đến ngày 20/10/2021, tổng vấn đầu tư đăng ký có yếu tố nước ngoài (FDI) ước đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020. 

Trong 10 tháng qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa duy trì tốc độ tăng cao, đạt 539 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước tính tăng 16,6%. 

“Nhu cầu sản xuất tăng cao, phản ánh nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài với thị trường Việt Nam. Xuất siêu trong 10 tháng, sản xuất công nghiệp trong nước đang tiếp tục phục hồi. Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn nhiều thách thức khi dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp... giải ngân vốn đầu tư công chậm, nguồn lao động chưa thể phục hồi, đời sống người dân còn khó khăn nhất là tại các vùng có dịch”, Người phát ngôn Chính phủ nói./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp kiến nghị Hà Nội tiếp tục hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay
Doanh nghiệp kiến nghị Hà Nội tiếp tục hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay

VOV.VN - Các doanh nghiệp đánh giá cao sự đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của thành phố Hà Nội. Đồng thời kiến nghị Thành phố tiếp tục hỗ trợ trong việc tiếp cận nguồn vốn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai, mặt bằng sản xuất...

Doanh nghiệp kiến nghị Hà Nội tiếp tục hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay

Doanh nghiệp kiến nghị Hà Nội tiếp tục hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay

VOV.VN - Các doanh nghiệp đánh giá cao sự đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của thành phố Hà Nội. Đồng thời kiến nghị Thành phố tiếp tục hỗ trợ trong việc tiếp cận nguồn vốn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai, mặt bằng sản xuất...

Phát triển cửa hàng tích hợp, ki-ốt trở thành xu hướng sau đại dịch
Phát triển cửa hàng tích hợp, ki-ốt trở thành xu hướng sau đại dịch

VOV.VN - Do tác động của dịch COVID-19, giờ đây, việc tích hợp nhiều tiện ích trong một cửa hàng nhỏ, mở rộng điểm bán thông qua các ki-ốt tại các toà nhà văn phòng đang là xu hướng kinh doanh tại TP.HCM.

Phát triển cửa hàng tích hợp, ki-ốt trở thành xu hướng sau đại dịch

Phát triển cửa hàng tích hợp, ki-ốt trở thành xu hướng sau đại dịch

VOV.VN - Do tác động của dịch COVID-19, giờ đây, việc tích hợp nhiều tiện ích trong một cửa hàng nhỏ, mở rộng điểm bán thông qua các ki-ốt tại các toà nhà văn phòng đang là xu hướng kinh doanh tại TP.HCM.

Hà Nội luôn xác định lấy doanh nghiệp và người dân là trung tâm phục vụ
Hà Nội luôn xác định lấy doanh nghiệp và người dân là trung tâm phục vụ

VOV.VN - Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, các kiến nghị, đề xuất từ phía doanh nghiệp, các Hiệp hội cũng sẽ là cơ sở quan trọng để Thành phố thực hiện các giải pháp khôi phục và phát triển kinh tế một cách thực chất hơn và hiệu quả hơn.

Hà Nội luôn xác định lấy doanh nghiệp và người dân là trung tâm phục vụ

Hà Nội luôn xác định lấy doanh nghiệp và người dân là trung tâm phục vụ

VOV.VN - Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, các kiến nghị, đề xuất từ phía doanh nghiệp, các Hiệp hội cũng sẽ là cơ sở quan trọng để Thành phố thực hiện các giải pháp khôi phục và phát triển kinh tế một cách thực chất hơn và hiệu quả hơn.

Nhà vườn Đồng Nai nỗ lực phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19
Nhà vườn Đồng Nai nỗ lực phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19

VOV.VN - Thời điểm này, nông dân huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai phục hồi sản xuất sau thời gian dài lao đao dịch Covid-19.

Nhà vườn Đồng Nai nỗ lực phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19

Nhà vườn Đồng Nai nỗ lực phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19

VOV.VN - Thời điểm này, nông dân huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai phục hồi sản xuất sau thời gian dài lao đao dịch Covid-19.