Sẽ thành lập các công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu

(VOV) - Hiện Chính phủ đã tiếp nhận bản sửa đổi từ Ngân hàng Nhà nước qua việc tiếp thu ý kiến từ các Bộ, ngành.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 26/4, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, từ phiên họp lần trước, Chính phủ đã thảo luận Nghị định về Đề án thành lập Công ty quản lý tài sản (VAMC). Tuy nhiên, thời gian vừa qua, thông qua ý kiến của một số thành viên Chính phủ đã thấy rằng còn có một số vấn đề cần phải được tiếp tục làm sâu hơn.

“Bên cạnh đó, trong thời gian vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước cũng đã họp, tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành và đã trình lên một bản sửa đổi. Nếu không có gì thay đổi, trong một vài ngày tới đây, Chính phủ sẽ làm thủ tục để thông qua Nghị định thông qua đề án này” – Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói.

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Vũ Đức Đam.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng chia sẻ, vấn đề xử lý nợ xấu hiện nay sẽ bao gồm rất nhiều giải pháp. Việc cho ra đời công ty VAMC cũng chỉ là một trong những giải pháp cấp bách. Mặc dù công ty này chưa ra đời nhưng hiện tại các Bộ, ngành đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cũng đang tiếp tục xử lý nợ xấu của mình bằng các trách nhiệm của mình, trong đó có việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, việc xử lý nợ xấu bằng cách thành lập các công ty như mô hình VAMC thực ra chưa có mô hình nào trên thế giới để chúng ta có thể học tập một cách trọn vẹn, do vậy khó nói được mô hình nào là thành công hay không thành công. Đây là việc làm mới có nhiều cơ chế được đề xuất ra tương đối đặc thù, do đó, theo tinh thần của Chính phủ, một khi đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, thể hiện được các mặt tích cực thì sẽ cho phép công ty này ra đời bằng Nghị định.

“Trong quá trình triển khai sẽ hết sức cầu thị, lắng nghe ý kiến đóng góp để tiếp tục có điều chỉnh nếu cần thiết, trên tinh thần đây sẽ là thiết chế góp phần giải quyết nhanh hơn không chỉ giải quyết nợ xấu giữa các ngân hàng với nhau mà làm sao tác dụng ấy nó phải lan tỏa đến doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chứ không chỉ trong khối tài chính, tín dụng, ngân hàng” – Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: Ngân hàng phải tự xử lý nợ xấu
Thủ tướng: Ngân hàng phải tự xử lý nợ xấu

(VOV) -Thủ tướng khẳng định: Ngân sách không có tiền để xử lý nợ xấu. Nhà nước chỉ xử lý nợ xấu thông qua hỗ trợ chính sách.

Thủ tướng: Ngân hàng phải tự xử lý nợ xấu

Thủ tướng: Ngân hàng phải tự xử lý nợ xấu

(VOV) -Thủ tướng khẳng định: Ngân sách không có tiền để xử lý nợ xấu. Nhà nước chỉ xử lý nợ xấu thông qua hỗ trợ chính sách.

Xử lý nợ xấu: Mới chú ý làm sạch báo cáo tài chính?
Xử lý nợ xấu: Mới chú ý làm sạch báo cáo tài chính?

(VOV)-TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, nhiều giải pháp thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế mới chỉ xử lý vấn đề “ngọn”, không phải vấn đề gốc.

Xử lý nợ xấu: Mới chú ý làm sạch báo cáo tài chính?

Xử lý nợ xấu: Mới chú ý làm sạch báo cáo tài chính?

(VOV)-TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, nhiều giải pháp thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế mới chỉ xử lý vấn đề “ngọn”, không phải vấn đề gốc.

Doanh nghiệp được hoãn chuyển nhóm nợ xấu
Doanh nghiệp được hoãn chuyển nhóm nợ xấu

Quyết định 780/2012/QĐ-NHNN đã giúp cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp khoảng 272.000 tỷ đồng đang có nguy cơ bị vô hiệu bởi Thông tư 02.

Doanh nghiệp được hoãn chuyển nhóm nợ xấu

Doanh nghiệp được hoãn chuyển nhóm nợ xấu

Quyết định 780/2012/QĐ-NHNN đã giúp cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp khoảng 272.000 tỷ đồng đang có nguy cơ bị vô hiệu bởi Thông tư 02.

Thủ tướng đôn đốc xử lý nợ xấu
Thủ tướng đôn đốc xử lý nợ xấu

(VOV) -Thủ tướng yêu cầu NHNN khẩn trương trình Thủ tướng phê duyệt đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng…

Thủ tướng đôn đốc xử lý nợ xấu

Thủ tướng đôn đốc xử lý nợ xấu

(VOV) -Thủ tướng yêu cầu NHNN khẩn trương trình Thủ tướng phê duyệt đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng…

Hạn chế dùng ngân sách xử lý nợ xấu
Hạn chế dùng ngân sách xử lý nợ xấu

(VOV) - Tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải chịu trách nhiệm chính về các khoản nợ xấu phát sinh và chia sẻ các tổn thất.

Hạn chế dùng ngân sách xử lý nợ xấu

Hạn chế dùng ngân sách xử lý nợ xấu

(VOV) - Tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải chịu trách nhiệm chính về các khoản nợ xấu phát sinh và chia sẻ các tổn thất.