Các NHTM không còn giấu được nợ xấu

VOV.VN -Điều này khiến các NH phải xếp hàng chờ VAMC xem xét mua nợ xấu để giải quyết khó khăn.

Tuy nhiên, việc các NH “nườm nượp” đi bán nợ xấu khiến nhiều người lo ngại VAMC sẽ quá tải và không biết các khoản nợ xấu này mua về để làm gì?

Trao đổi với VOV, TS. Trần Hoàng Ngân – chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rằng: “Cách xử lý nợ xấu của NHNN thông qua VAMC hay ở chỗ làm giảm áp lực cạnh tranh vốn”.


PV: Thưa ông, khi các NHTM dồn dập xếp hàng bán nợ xấu, chúng ta có nên lo ngại năng lực giải quyết của VAMC?

TS Trần Hoàng Ngân: VAMC không phải là công ty mua nợ mà chỉ là Công ty xác nhận nợ. VAMC kiểm chứng lại tài sản nợ xấu của NHTM đang bị DN mắc nợ. Nếu khoản nợ xấu đó đã trích lập dự phòng 20% rồi thì khoản nợ 100 tỷ đồng chỉ được xác nhận là 80 tỷ thôi. Rõ ràng VAMC chỉ làm nhiệm vụ đó. Nó giống như trạm đầu tiên của NHNN trước khi quyết định cho NHTM có nợ xấu vay.

Như vậy, nó là đơn vị thẩm định bước đầu về tài sản nợ xấu của NHTM. Nên tôi cho rằng, đó là một nghệ thuật rất tốt trong xử lý nợ xấu của Việt Nam. Chứ bây giờ làm sao mà mua được nợ xấu, ai dám mua nợ xấu, người mua liệu có bán được nợ xấu không khi thị trường BĐS chưa khởi sắc. Cho nên tốt nhất là mình trì hoãn khoản nợ xấu đó lại một thời gian, có thể là 2 năm, 3 năm hoặc 5 năm.

Và với cách làm này, bản thân NHTM, mình đã yêu cầu họ trích dự phòng 20% như vậy, rõ ràng bản thân NHTM có nợ xấu đã phải chịu thiệt hại rồi. NHTM đâu có được chi tổ tức vì đã phải trích lập dự phòng 20%.

PV: Mục tiêu NHNN đặt ra là đến 2015 sẽ giải quyết xong nợ xấu. Theo ông, mục tiêu này có đạt được không?

TS Trần Hoàng Ngân: Hiện nay Chính phủ đang có nhiều giải pháp khác bên cạnh VAMC, bản thân NHTM có nợ xấu cũng phải lo tự trích lập dự phòng. Nếu không bán được nợ xấu cho VAMC thì cũng vẫn phải trích lập. Thứ nữa là thời gian qua, Chính phủ đã cùng với bộ ngành tạo nhiều gói kích thích kinh tế, như gói 170 nghìn tỷ đồng TPCP, gói hỗ trợ cho thị trường nhà ở, hiện đang tháo tiếp các vấn đề liên quan đến miễn giảm thuế… Tất cả các chính sách đó cùng với chính sách tiền tệ của NHNN hợp thành bài toán tổng thể giải quyết nợ xấu chứ không phải chỉ một mình NHNN đơn độc thực hiện.

Cùng với đó là quyết tâm trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Vì trong nợ xấu này có nợ xấu của các Tập đoàn, DNNN, nên phải đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu. Để làm việc này, vừa qua Chính phủ cũng đã hoàn thiện thể chế, đưa ra nhiều văn bản hướng dẫn để làm sao cho DNNN sớm được cổ phần hóa. DNNN có thể thoái vốn được ở những nơi đầu tư đa ngành. Năm 2013 cơ bản đã làm song, cho nên chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào kết quả tích cực trong việc xử lý nợ xấu thời gian tới.

PV: Thế nhưng, trước khi VAMC ra đời bản thân các NHTM đã trích lập rồi?

TS Trần Hoàng Ngân: Đúng là trước khi có VAMC, bản thân các NHTM đã có trích lập dự phòng rồi, nhưng do việc quản lý nợ xấu là của NHTM nên việc thanh tra, kiểm tra của NHNN có khó khăn. Bây giờ, NHTM đem tài sản nợ xấu đến VAMC đã là minh bạch rồi.

Tại sao các NHTM lại tiếp tục đem nợ xấu đến nhiều, nghĩa là bản thân họ đã không che giấu được nữa. Nên NHNN đã mở cho họ một cánh cửa là anh hãy mang nợ xấu đến đây để bán đi, rồi chúng tôi sẽ thẩm định, sau đó chúng tôi sẽ cấp cho anh giấy để anh đến NHNN anh tái chiết khấu, để anh có thêm dòng vốn. Cách xử lý này hay ở chỗ làm giảm áp lực cạnh tranh vốn.

Như chúng ta thấy, hiện nay tình trạng cạnh tranh trong huy động vốn đã giảm đi vì NHTM có được nguồn vốn vay từ NHNN. Vấn đề hiện nay cần kiến nghị là NHNN phải kéo giảm thêm lãi suất, tiếp tục hỗ trợ cho NHTM vì nếu NHNN chiết khấu cho NHTM với lãi suất thấp thì NHTM sẽ có điều kiện bơm vốn ra thị trường với lãi suất thấp. Có như vậy, thì mới giảm được lãi suất.

PV: Vậy theo ông hiện nay lãi suất bao nhiêu là phù hợp. Trong năm tới, chúng ta phải huy động hàng trăm nghìn tỷ đồng TPCP thì làm sao có thể giảm được lãi suất?

TS Trần Hoàng Ngân: Thứ nhất, hiện nay với nhà ở xã hội, NHNN chỉ cho NHNTM vay với lãi suất khoảng hơn 4%, các NHTM tham gia chương trình cho vay được hưởng một khoản phụ phí.

Một điểm rất thuận lợi khác là năm 2013, lạm phát chỉ khoảng từ 6 đến 6,5% là tối đa, trong khi trước đây chúng ta dự báo tới 7-8%... Như vậy, đây là cơ hội vàng để lãi suất TPCP có thể kéo từ 8% xuống còn đến 6 hoặc 6,5%. NSNN sẽ giảm gánh nặng cho việc trả lãi nguồn vốn vay từ TPCP sẽ phát hành trong thời gian tới. Vấn đề là chúng ta phải mạnh dạn, và cần có sự hỗ trợ của NHNN vì NHNN là người giữ cung tiền.

NHNN thời gian qua đã làm rất tốt việc kéo giảm lãi suất rồi, nhưng còn cần phải tiếp tục kéo xuống nữa để giúp nền kinh tế phục hồi. Như vậy, khi NHNN đã có thông điệp hạ tiếp lãi suất, chúng ta đã kiểm soát lp thì hạ tiếp được ls. Khi đó nền kinh tế mới có khả năng hấp thụ được vốn. Chứ với ls hiện nay, khả năng hấp thụ vốn vẫn chưa đạt kết quả cao.

PV: Ông nhìn nhận thế nào về bức tranh của ngành Ngân hàng thời gian qua?

TS Trần Hoàng Ngân: Thực sự ra năm qua là năm rất khó khăn về lợi nhuận của NHTM. Chúng ta thấy rằng dư nợ tín dụng tăng không cao, trong khi đây nguồn thu chính của NHTM. Các NHTM đang chấp nhận hy sinh khoản lợi nhuận của mình để tái cơ cấu NH, nên việc lợi nhuận ngành Ngân hàng năm nay rất thấp là điều dễ hiểu.

Nhưng vấn đề của các NHTM hiện nay là tranh thủ thời gian này để tái cơ cấu, nâng cao năng lực cho vay, năng lực cán bộ, năng lực tín dụng… để từ đó đón đầu cho những năm sau. Tôi nghĩ, với sự quyết tâm của toàn ngành, từ 2015 trở đi hệ thống ngân hàng sẽ vững mạnh hơn.

PV: Ông có đánh giá gì về mức tăng trưởng tín dụng năm 2013. Năm 2014, tăng trưởng tín dụng ở mức bao nhiêu là hợp lý?

TS Trần Hoàng Ngân: Tôi cho rằng, tăng tín dụng năm khoảng 10-11% là hợp lý. Vấn đề là làm sao dư nợ tăng nhưng chất lượng tín dụng cũng rất quan trọng. Nên quan trọng hiện nay là ưu tiên dành cho chất lượng tăng trưởng tín dụng.

Chính vì vậy nên mục tiêu kinh tế -xã hội năm 2014 vẫn là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ưu tiên ổn định vĩ mô và tăng trưởng chỉ ở mức 5,8%. Các báo cáo của ANZ, IMF đều cho rằng, Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh ở những năm 2016. Còn từ nay đến 2015 vẫn là chấp nhận tăng trưởng ở mức hợp lý, còn lại ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô.

Với tình hình như vậy, để đáp ứng được nguồn TPCP phát hành 400 nghìn tỷ đồng năm 2014 và để đáp ứng vốn cho nền kinh tế, cung tín dụng năm sau sẽ vào khoảng 12-15%, tức là khoảng 500 nghìn tỷ đồng.

PV: Xin cảm ơn ông!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nợ xấu của ngân hàng đang kìm hãm sức cầu nội địa
Nợ xấu của ngân hàng đang kìm hãm sức cầu nội địa

VOV.VN-Theo HSBC, xuất khẩu đã có lực đẩy từ nhu cầu nước ngoài, còn nhu cầu trong nước vẫn bị ảnh hưởng từ nợ xấu ngân hàng. 

Nợ xấu của ngân hàng đang kìm hãm sức cầu nội địa

Nợ xấu của ngân hàng đang kìm hãm sức cầu nội địa

VOV.VN-Theo HSBC, xuất khẩu đã có lực đẩy từ nhu cầu nước ngoài, còn nhu cầu trong nước vẫn bị ảnh hưởng từ nợ xấu ngân hàng. 

23 ngân hàng đề nghị bán nợ xấu cho VAMC
23 ngân hàng đề nghị bán nợ xấu cho VAMC

Đến 10/11, VAMC đã mua 12.430 tỉ đồng nợ xấu của 15/23 ngân hàng với tổng số nợ xấu lên đến 38.000 tỉ đồng.

23 ngân hàng đề nghị bán nợ xấu cho VAMC

23 ngân hàng đề nghị bán nợ xấu cho VAMC

Đến 10/11, VAMC đã mua 12.430 tỉ đồng nợ xấu của 15/23 ngân hàng với tổng số nợ xấu lên đến 38.000 tỉ đồng.

VAMC đã mua hơn 17.000 tỷ đồng nợ xấu
VAMC đã mua hơn 17.000 tỷ đồng nợ xấu

Đến thời điểm này đã có 24 TCTD gửi hồ sơ bán nợ cho VAMC với số nợ lên tới 40.000 tỷ đồng.

VAMC đã mua hơn 17.000 tỷ đồng nợ xấu

VAMC đã mua hơn 17.000 tỷ đồng nợ xấu

Đến thời điểm này đã có 24 TCTD gửi hồ sơ bán nợ cho VAMC với số nợ lên tới 40.000 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2015 xử lý được cơ bản số nợ xấu hiện nay
Đến cuối năm 2015 xử lý được cơ bản số nợ xấu hiện nay

VOV.VN-Đây là một trong nhiều yêu cầu của NHNN đối với các tổ chức tín dụng liên quan đến đẩy mạnh xử lý nợ xấu.

Đến cuối năm 2015 xử lý được cơ bản số nợ xấu hiện nay

Đến cuối năm 2015 xử lý được cơ bản số nợ xấu hiện nay

VOV.VN-Đây là một trong nhiều yêu cầu của NHNN đối với các tổ chức tín dụng liên quan đến đẩy mạnh xử lý nợ xấu.

Hơn 70% nợ xấu đã mua thuộc bất động sản
Hơn 70% nợ xấu đã mua thuộc bất động sản

Tính đến cuối tháng 10, VAMC đã mua hơn 11.000 tỷ đồng nợ xấu của 14 ngân hàng. 

Hơn 70% nợ xấu đã mua thuộc bất động sản

Hơn 70% nợ xấu đã mua thuộc bất động sản

Tính đến cuối tháng 10, VAMC đã mua hơn 11.000 tỷ đồng nợ xấu của 14 ngân hàng. 

Hết năm 2015 sẽ xử lý xong nợ xấu
Hết năm 2015 sẽ xử lý xong nợ xấu

VOV.VN - Mục tiêu trong năm 2014 xử lý khoảng 100.000 - 150.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Hết năm 2015 sẽ xử lý xong nợ xấu

Hết năm 2015 sẽ xử lý xong nợ xấu

VOV.VN - Mục tiêu trong năm 2014 xử lý khoảng 100.000 - 150.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng.