Hạ lãi suất khoản vay cũ - ngân hàng tự cứu mình

VOV.VN - Lãi suất những khoản vay cũ đang cao gấp đôi so với hiện nay đã và đang là gánh nặng với doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cho biết, từ nay đến cuối năm, ngành Ngân hàng sẽ quan tâm hạ lãi suất các khoản vay cũ từ mức 12 - 13%/năm còn khoảng 10%/năm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

Tuy vậy, đại diện NHNN cho biết, qua tổng hợp lãi suất cho vay cũ còn cao trên 13%/năm chủ yếu là lãi suất cho vay trung và dài hạn, cho vay chứng khoán, cho vay tiêu dùng và những doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Thực tế, các tổ chức tín dụng cũng mong muốn giảm lãi suất, tuy nhiên mức giảm tùy thuộc vào năng lực tài chính, giá vốn, quy mô và chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng.

Thực tế, số doanh nghiệp đang phải gánh lãi suất cao trên 13%/năm là rất ít. Theo số liệu từ Vụ Tín dụng NHNN, đến cuối tháng 3, tỷ trọng các khoản cho vay chịu lãi suất trên 15%/năm chỉ còn 5,6% so với mức 65% hồi tháng 7/2012. Dù vậy, một vài thông tin về doanh nghiệp lỗ do phải vay với lãi suất cao đã gây phản cảm cho thị trường.

Mới đây, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Chính phủ đã yêu cầu NHNN nghiên cứu điều chỉnh giảm thêm lãi suất các khoản vay cũ, tháo gỡ khó khăn cho DN.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối tháng 3/2014, dư nợ cho vay bằng VNĐ có mức lãi suất dưới 10%, chiếm tỷ trọng 33,03%, lãi suất từ 10 - 13%/năm chiếm 48,75%; lãi suất từ 13 - 15% chiếm 12,33% và mức lãi suất trên 15%/năm chiếm 5,89%.

Nói cách khác, việc các ngân hàng thương mại công bố lãi suất cho vay chỉ khoảng 8-9%, thậm chí là 6-7% có lẽ là không thực tế, chỉ đúng với số ít doanh nghiệp, thậm chí là chỉ với một số ít khoản vay mới.

Trong khi đó, số liệu thống kê trong quý I vừa qua cũng cho thấy, số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động vẫn cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới. Tình trạng này có một phần nguyên nhân do lãi suất của các khoản vay cũ vẫn ở mức cao, khiến doanh nghiệp chịu áp lực không nhỏ.

Lãnh đạo nhiều ngân hàng cũng cho biết họ đã và đang thực hiện giảm lãi suất các khoản vay cũ cho doanh nghiệp. Bởi xu hướng chung là phải kéo giảm lãi suất xuống nhưng nhanh hay chậm do năng lực của từng ngân hàng. Nếu không giảm, doanh nghiệp khó khăn thì ngân hàng cũng không thu hồi được nợ và doanh nghiệp chết thì ngân hàng cũng chết theo.

Chính vì thế, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng thực sự là ngân hàng cũng đang tự cứu mình. Với những bất ổn của hệ thống ngân hàng trong những năm qua đã đẩy lãi suất cho vay lên cao khoảng 20%/năm, thậm chí, có thời điểm lên 25%/năm.

Với lãi suất huy động hiện nay chỉ 6%/năm và lãi suất cho vay chỉ khoảng từ 7 - 13%/năm, thì lãi suất những khoản vay cũ cao gấp đôi đã và đang là gánh nặng với doanh nghiệp. Do vậy, nếu không giải quyết được gánh nặng nợ cũ, việc hạ lãi suất sẽ không có nhiều ý nghĩa.

Điều này đã được minh chứng, trong suốt thời gian qua, lãi suất dù đã giảm, các chương trình cho vay ưu đãi từ các NHTM cũng liên tục được tung ra nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn hết sức ì ạch. Từ mức "âm" trong 2 tháng đầu năm, đến tháng 3 vừa rồi tín dụng mới chỉ tăng 0,01%. Tất cả biểu hiện này cho thấy, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế không còn, các doanh nghiệp đã kiệt sức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tín dụng chủ yếu để trả nợ cũ hoặc đảo nợ
Tín dụng chủ yếu để trả nợ cũ hoặc đảo nợ

(VOV) - Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, trong khi nguồn tín dụng bơm ra trong 8 tháng qua chủ yếu để người vay trả nợ cũ hoặc đảo nợ.

Tín dụng chủ yếu để trả nợ cũ hoặc đảo nợ

Tín dụng chủ yếu để trả nợ cũ hoặc đảo nợ

(VOV) - Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, trong khi nguồn tín dụng bơm ra trong 8 tháng qua chủ yếu để người vay trả nợ cũ hoặc đảo nợ.

Lãi suất các khoản nợ cũ đã giảm về mức 15%
Lãi suất các khoản nợ cũ đã giảm về mức 15%

Việc giảm lãi suất này sẽ khiến áp lực trả lãi vơi đi, tác động mạnh đến kỳ vọng lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm của các doanh nghiệp.

Lãi suất các khoản nợ cũ đã giảm về mức 15%

Lãi suất các khoản nợ cũ đã giảm về mức 15%

Việc giảm lãi suất này sẽ khiến áp lực trả lãi vơi đi, tác động mạnh đến kỳ vọng lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm của các doanh nghiệp.