Thống đốc chỉ đạo các NH chủ động xử lý sở hữu chéo

VOV.VN - Tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện các giải pháp tín dụng theo định hướng tăng trưởng tín dụng 12-14%.

Theo Chỉ thị 01 ban hành ngày 15/1/2014 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các tổ chức tín dụng (TCTD) cần xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2014 phù hợp với các giải pháp điều hành cơ sở tiền tệ (CSTT), tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và NHNN Việt Nam.

Các TCTD thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, góp phần kiềm chế lạm phát, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, thực hiện việc kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2014 phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng và các biện pháp kiểm soát tín dụng theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam; ưu tiên tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên, các dự án trọng điểm, dự án lớn có hiệu quả và các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế.

Tổ chức, triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất của các khoản vay cũ; xem xét miễn, giảm lãi vốn vay...

Thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của NHNN Việt Nam về lãi suất; áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vav; tiết kiệm chi phí, giảm tối đa các chi phí quản lý, quảng cáo, khuyến mại và chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay nhưng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động của TCTD.

Tiếp tục triển khai đồng bộ, khẩn trương các giải pháp cơ cấu lại theo phương án phù hợp với Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015. Tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực tài chính, quản trị, đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, chủ động thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu.

Chỉ thị cũng nêu rõ, các TCTD đó cần kiện toàn mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành và hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; Tăng cường năng lực tài chính, chất lượng tài sản, cải thiện vững chắc khả năng thanh khoản; tích cực cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn theo hướng thu hẹp chênh lệch kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng vốn, tăng tỷ trọng nguồn vốn có tính ổn định cao;

Bên cạnh đó, TCTD cần kiểm soát chất lượng tín dụng, bảo đảm tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn; tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính, từng bước thoái vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực phi tài chính hoặc lĩnh vực có độ rủi ro cao; chủ động xử lý vấn đề sở hữu chéo và hạn chế sự kiểm soát, chi phối của một hoặc một số ít cổ đông lớn đối với TCTD.

Đồng thời chấp hành nghiêm các quy định của NHNN Việt Nam về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, phân loại nợ, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Chủ động triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu như đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý, thu nợ; bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản, mua bán nợ; kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động để tích cực trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; đồng thời, triển khai các giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai, không được thực hiện việc cơ cấu lại nợ và các biện pháp nghiệp vụ khác để che giấu nợ xấu hoặc làm sai lệch chất lượng tín dụng. Thực hiện đánh giá, xác định các khoản nợ xấu đủ điều kiện để bán cho VAMC...

Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại các TCTD theo đúng mục tiêu, lộ trình của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại về tài chính, hoạt động và quản trị của các TCTD, trong đó tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại các quỹ tín dụng nhân dân, kiên quyết xử lý các TCTD yếu kém và tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD chủ động sáp nhập, hợp nhất, mua lại; áp dụng các biện pháp can thiệp bắt buộc để xử lý các TCTD yếu kém theo quy định của pháp luật. Đồng thời kiểm tra, theo dõi, giám sát chặt chẽ các TCTD trong việc xây dựng, triển khai phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, đặc biệt là các TCTD yếu kém./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải pháp nào đẩy tăng trưởng tín dụng?
Giải pháp nào đẩy tăng trưởng tín dụng?

VOV.VN-Cần sắp xếp doanh nghiệp, lành mạnh hóa thị trường, các doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ tiếp cận vốn ngân hàng tốt hơn.

Giải pháp nào đẩy tăng trưởng tín dụng?

Giải pháp nào đẩy tăng trưởng tín dụng?

VOV.VN-Cần sắp xếp doanh nghiệp, lành mạnh hóa thị trường, các doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ tiếp cận vốn ngân hàng tốt hơn.

Dư nợ tín dụng năm 2014 dự kiến tăng 10-20%
Dư nợ tín dụng năm 2014 dự kiến tăng 10-20%

VOV.VN-Huy động vốn các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng được dự kiến tăng trưởng cao hơn các kỳ hạn dài.

Dư nợ tín dụng năm 2014 dự kiến tăng 10-20%

Dư nợ tín dụng năm 2014 dự kiến tăng 10-20%

VOV.VN-Huy động vốn các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng được dự kiến tăng trưởng cao hơn các kỳ hạn dài.

Chuyện từ con số tăng trưởng tín dụng năm 2014
Chuyện từ con số tăng trưởng tín dụng năm 2014

VOV.VN - Ngành ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2014 là 14%.

Chuyện từ con số tăng trưởng tín dụng năm 2014

Chuyện từ con số tăng trưởng tín dụng năm 2014

VOV.VN - Ngành ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2014 là 14%.

Tăng trưởng tín dụng khu vực Hà Nội đạt 8,01%
Tăng trưởng tín dụng khu vực Hà Nội đạt 8,01%

Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.034.951 tỷ đồng, tăng 15,39% so với năm 2012.

Tăng trưởng tín dụng khu vực Hà Nội đạt 8,01%

Tăng trưởng tín dụng khu vực Hà Nội đạt 8,01%

Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.034.951 tỷ đồng, tăng 15,39% so với năm 2012.

Tín dụng đen: làm gì để chặn vòi bạch tuộc?
Tín dụng đen: làm gì để chặn vòi bạch tuộc?

VOV.VN -Tín dụng đen đang như một chiếc vòi bạch tuộc, len lỏi khắp nơi, thu hút khá nhiều vốn nhàn rỗi của người dân.

Tín dụng đen: làm gì để chặn vòi bạch tuộc?

Tín dụng đen: làm gì để chặn vòi bạch tuộc?

VOV.VN -Tín dụng đen đang như một chiếc vòi bạch tuộc, len lỏi khắp nơi, thu hút khá nhiều vốn nhàn rỗi của người dân.