Tại sao phải quyết liệt chống đô la hóa?

Kể từ khi chính sách áp trần lãi suất 0%/năm có hiệu lực với tiền gửi USD, tỷ lệ đô la hóa đã giảm rất mạnh.

Chủ trương xuyên suốt của Chính phủ trong những năm qua là chống đô la hóa, dần chuyển từ quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua bán ngoại tệ, nâng cao vị thế đồng nội tệ.

(Ảnh minh họa)

Các chuyên gia ngân hàng cho rằng thời điểm này khá nhạy cảm để quyết định nâng lãi suất huy động USD, nếu có thì cần thận trọng, tránh lạm phát, tránh tình trạng đô la hóa như các năm trước đây.

Trước đây, động thái hạ lãi suất USD nhằm nâng cao vị thế của đồng nội tệ và chống đôla hóa của NHNN đang là chủ trương đúng đắn, và nối tiếp được những thành tựu mà trong thời gian gần đây ngành NH đã nỗ lực thực hiện và đạt được.

Thực tế cho thấy rằng, với mục tiêu giảm tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ xuống 15% vào năm 2015 và chấm dứt tình trạng đôla hóa trước năm 2020, nhiều năm qua NHNN đã lên kế hoạch và thi hành hàng loạt chính sách mạnh mẽ và đồng bộ. Trong Pháp lệnh quản lý ngoại hối ban hành năm 2013, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ được NHNN điều chỉnh tăng mạnh, trạng thái ngoại hối của các TCTD cũng được giảm từ mức ±30% xuống mức ±20% vốn điều lệ.

Ngoài ra, lãi suất tiền gửi ngoại tệ cũng được áp trần ở mức thấp, các DN Nhà nước sau khi có nguồn ngoại tệ cũng buộc phải bán toàn bộ cho các NHTM để tránh tình trạng nắm giữ làm căng thẳng tình hình tỷ giá. Các giao dịch, niêm yết giá trong nước bằng ngoại tệ đều bị nghiêm cấm để chuyển sang niêm yết bằng VND…

Với chủ trương và các biện pháp quyết liệt như vậy, trong vòng vài năm trở lại đây tính hấp dẫn của ngoại tệ, đặc biệt là đồng USD giảm xuống. Tín dụng bằng ngoại tệ cũng giảm mạnh, kéo theo hiện tượng găm giữ, đầu cơ ngoại tệ cũng giảm đáng kể, đồng thời góp phần quan trọng giúp cho vị thế của tiền đồng, niềm tin vào tiền đồng được nâng lên.

Việc Chính phủ tỏ ra khá quyết liệt trong việc huy động nguồn lực trong dân cũng làm dấy lên khá nhiều ý kiến trái ngược nhau trong giới chuyên gia, ngân hàng. Trong khi một số chuyên gia ủng hộ quyết định này thì một số khác lại lo việc tăng lãi suất huy động USD vào thời điểm này có thể gây hỗn loạn thị trường, khó khăn cho công tác điều hành tiền tệ.

Một điều khá rõ ràng, là trong nền kinh tế hiện nay, người dân vẫn đang cầm một lượng USD khá lớn, mặc dù tỷ lệ tiền gửi USD/tổng tiền gửi đã giảm đáng kể. Vậy,  làm sao có thể tận dụng khố lượng USD này một cách hiệu quả nhất trong khi vẫn phải gắn với đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, để người dân thay vì tìm “hầm trú ẩn” là vàng, USD thì tự mình chuyển hoá sang đầu tư kinh doanh. Để được như vậy thì phải cho người dân thấy được môi trường kinh doanh đang tốt lên, tương lai cũng có cơ hội phát triển tốt, cầm VND vẫn phải có lợi hơn USD và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính ngân hàng.

Kể từ khi chính sách áp trần lãi suất 0%/năm có hiệu lực với tiền gửi USD, tỷ lệ đô la hóa đã giảm rất mạnh, xuống chỉ còn 8,92%. Xu hướng này tiếp tục thể hiện cho đến 30/6/2017, còn 8,59% - thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung tại các nước đang phát triển. Vị thế VND ngày càng được củng cố, nâng cao.

Theo đánh giá chung của các chuyên gia, việc áp dụng chính sách lãi suất tiền gửi USD bằng 0% là một trong những công cụ quan trọng trong chính sách điều hành của NHNN cụ thể hóa mục tiêu chống đô la hóa của Chính phủ và góp phần hỗ trợ tích cực ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.

Hiện tại, các chuyên gia cho rằng lãi suất USD so với nước ngoài cũng rất khó bởi vì huy động trong nước đa số là ngắn hạn trong khi đi vay trái phiếu nước ngoài dài hạn thì lãi suất phải cao hơn.

“Bởi vậy câu chuyện nâng lãi suất tiền đô để huy động là câu chuyện phải hết sức thận trọng. Có thể mặt được thì như đã nói ở trên, song cũng cần đến tính đến mặt trái của nó: Khi nâng lãi suất huy động USD sẽ dễ tạo ra tâm lý kỳ vọng về ngoại tệ, ngoại hối nên người dân sẽ quay lại găm giữ như ngày xưa. Ngày xưa điều hành chưa tốt, tỉ giá chỉ hơi biến động là thị trường xôn xao, bây giờ điều hành linh hoạt hơn nhưng người ta cũng không quan tâm nhiều như trước, đây chính là cái mặt đang tốt hiện nay do đó cần cân nhắc” – vị chuyên gia nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá vàng tuần qua lao dốc mạnh do áp lực tăng lãi suất USD
Giá vàng tuần qua lao dốc mạnh do áp lực tăng lãi suất USD

VOV.VN - Động thái tăng lãi suất của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) đã "phủ mây đen" lên thị trường vàng tuần qua.

Giá vàng tuần qua lao dốc mạnh do áp lực tăng lãi suất USD

Giá vàng tuần qua lao dốc mạnh do áp lực tăng lãi suất USD

VOV.VN - Động thái tăng lãi suất của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) đã "phủ mây đen" lên thị trường vàng tuần qua.

Ngân hàng Nhà nước nói gì về lách trần lãi suất USD?
Ngân hàng Nhà nước nói gì về lách trần lãi suất USD?

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ kiểm tra, giám sát và nếu phát hiện tổ chức tín dụng vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước nói gì về lách trần lãi suất USD?

Ngân hàng Nhà nước nói gì về lách trần lãi suất USD?

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ kiểm tra, giám sát và nếu phát hiện tổ chức tín dụng vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.