Tăng lực hút trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá

VOV.VN - Trong bối cảnh tình hình thế giới trong nước có nhiều biến động khó lường do nhiều yếu tố, để tăng sức hút đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp đó là phải cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của các đối tác.

Việc nước ta cung cấp nguyên liệu, linh phụ kiện được ổn định sẽ tăng cường linh hoạt nguồn cung ứng, giảm chi phí, nâng cao năng lực ngành công nghiệp hỗ trợ. Điều đó góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất chế tạo trong nước ngày càng phát triển. Nhằm đáp ứng được những yêu cầu từ phía đối tác, các doanh nghiệp Việt thực hiện nhiều cải tiến, đầu tư trang thiết bị để thỏa mãn các yêu cầu khắt khe về chất lượng và thấu hiểu khách hàng, từ đó đáp ứng được đơn hàng cho các đối tác Nhật Bản và đủ điều kiện để tiến tới các thị trường khó tính như Mỹ, Canada…

Ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Công nghệ PMA cho rằng: "PMA làm việc trong lĩnh vực gia công cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, thiết kế, chế tạo các sản phẩm tự động hóa. PMA phải chuyển mình thay đổi làm sản phẩm mẫu xuất đi rất nhiều lần, có thể bị thiệt hại khi có những đơn hàng mất đi 100% giá trị, thậm chí có khi còn phải bị phạt. Mỗi lần làm, doanh nghiệp phải cải tiến và khắc phục để đảm bảo được yêu cầu như tiêu chuẩn của Nhật Bản mong muốn".

Tuy nhiên, theo ông Takeo Nakajama, Trưởng Đại diện văn phòng Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản tại Hà Nội, tìm kiếm các đối tác là các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, khó khăn của doanh nghiệp Nhật Bản là chất lượng các nhà cung cấp còn yếu, nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ nội địa hóa trên 50% nhưng vấn đề gặp phải là giá thành, chính vì thế họ cần tìm kiếm những nhà cung cấp chất lượng và cạnh tranh về giá.

Từ phía doanh nghiệp nước ngoài, bà Yoko Kojima, Giám đốc điều hành Công ty TDI Electronics cho rằng, để thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam ngoài việc cần có những chính sách ưu đãi về thuế, linh hoạt trong điều hành môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao chất lượng. 

Vấn đề công nghệ các doanh nghiệp Việt Nam có thể được doanh nghiệp Nhật Bản chuyển giao. Song điều quan trọng đó là vấn đề về “chữ tín”, bởi nhiều doanh nghiệp không giao hàng đúng hẹn, đột ngột hủy đơn hàng hoặc tăng – giảm giá… gây nhiều khó khăn cho đối tác.

Công nghiệp hỗ trợ có vai trò quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giúp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tín hiệu kinh tế khởi sắc từ “thủ phủ” công nghiệp Bắc Ninh
Tín hiệu kinh tế khởi sắc từ “thủ phủ” công nghiệp Bắc Ninh

VOV.VN - Kinh tế Bắc Ninh nửa đầu năm 2023 giảm sâu trong đó (GRDP) giảm khá nhiều (-12,59%) so với tổng sản phẩm các năm trước. Mặc dù các chỉ số ở mức thấp, tuy nhiên "thủ phủ" công nghiệp Bắc Ninh vẫn thu hút được 182 dự án FDI với số vốn đăng ký mới đạt gần 769 triệu USD.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc từ “thủ phủ” công nghiệp Bắc Ninh

Tín hiệu kinh tế khởi sắc từ “thủ phủ” công nghiệp Bắc Ninh

VOV.VN - Kinh tế Bắc Ninh nửa đầu năm 2023 giảm sâu trong đó (GRDP) giảm khá nhiều (-12,59%) so với tổng sản phẩm các năm trước. Mặc dù các chỉ số ở mức thấp, tuy nhiên "thủ phủ" công nghiệp Bắc Ninh vẫn thu hút được 182 dự án FDI với số vốn đăng ký mới đạt gần 769 triệu USD.

Doanh nghiệp ở TP.HCM đảm bảo nguồn dự trữ gạo theo yêu cầu
Doanh nghiệp ở TP.HCM đảm bảo nguồn dự trữ gạo theo yêu cầu

VOV.VN - Giá gạo tại một số chợ truyền thống ở TP.HCM đã tăng từ 2.000-3.000 đồng/kg do ảnh hưởng biến động của giá gạo thế giới. Trước tình hình này, Sở Công thương TP.HCM vừa có văn bản  4641/SCT-QLTM về thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng gạo.

Doanh nghiệp ở TP.HCM đảm bảo nguồn dự trữ gạo theo yêu cầu

Doanh nghiệp ở TP.HCM đảm bảo nguồn dự trữ gạo theo yêu cầu

VOV.VN - Giá gạo tại một số chợ truyền thống ở TP.HCM đã tăng từ 2.000-3.000 đồng/kg do ảnh hưởng biến động của giá gạo thế giới. Trước tình hình này, Sở Công thương TP.HCM vừa có văn bản  4641/SCT-QLTM về thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng gạo.

Doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
Doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

VOV.VN - Chuỗi triển lãm với mục tiêu thắt chặt mối quan hệ giao thương giữa các DN trong ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản, thúc đẩy ngành sản xuất, chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam.

Doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

VOV.VN - Chuỗi triển lãm với mục tiêu thắt chặt mối quan hệ giao thương giữa các DN trong ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản, thúc đẩy ngành sản xuất, chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam.

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp từ những câu chuyện thực tiễn
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp từ những câu chuyện thực tiễn

VOV.VN - Chuyển đổi số đã được khá nhiều DN nhỏ và vừa lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm đã và đang linh hoạt thay đổi, thích ứng.

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp từ những câu chuyện thực tiễn

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp từ những câu chuyện thực tiễn

VOV.VN - Chuyển đổi số đã được khá nhiều DN nhỏ và vừa lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm đã và đang linh hoạt thay đổi, thích ứng.