Tăng trưởng, tồn kho và nợ xấu

Những tháng cuối năm, cần khẩn trương giải quyết cơ bản các nút thắt của nền kinh tế là hàng hóa tồn kho và nợ xấu.

Trong phiên làm việc sáng nay (22/10), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã có báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế-xã hội năm 2012; Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2013.

Tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 5%-5,2%,

Báo cáo do Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày. Theo đó, trên cơ sở kết quả thực hiện 9 tháng năm 2012 và dự báo xu hướng những tháng cuối năm, Uỷ ban Kinh tế cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý sau tăng cao hơn quý trước, nhưng ước cả năm chỉ đạt khoảng 5%-5,2%, thấp hơn chỉ tiêu theo Nghị quyết Quốc hội. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có tốc độ tăng thấp trong 5 tháng đầu năm 2012, tăng âm trong hai tháng 6 và 7, tăng dương trở lại trong tháng 8 (0,63%) và tháng 9 tăng mạnh (2,2%), ước cả năm tăng khoảng 8%, trong giới hạn chỉ tiêu theo Nghị quyết Quốc hội. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước cả năm ước đạt 741,5 nghìn tỷ đồng, bằng 100,1% dự toán, bội chi ngân sách bằng 4,8% GDP đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết Quốc hội.

Tuy nhiên, một số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, tâm lý và niềm tin của thị trường vẫn chưa bền vững, khó khăn có thể kéo dài sang năm tới. Một số ý kiến nhận xét, Báo cáo của Chính phủ đánh giá chưa sát với tình hình, một số số liệu còn có độ vênh so với thực tế, chưa phản ánh hết mức độ khó khăn của đời sống xã hội và nền kinh tế, đặc biệt là khó khăn của doanh nghiệp. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế phân tích trong Báo cáo chủ yếu do khách quan, chưa nêu bật những nguyên nhân chủ quan từ điều hành, 5 chỉ tiêu không đạt theo Nghị quyết Quốc hội đều là những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh tính bền vững của nền kinh tế trong trung và dài hạn.

Theo đó, Ủy ban Kinh tế cho rằng, nền kinh tế đang đối mặt với tình trạng lạm phát giảm, nhập siêu giảm nhưng cho thấy những dấu hiệu lo ngại về sự trì trệ nền kinh tế; thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng dư thừa nhưng doanh nghiệp vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận vay vốn; tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế đã đạt sự thống nhất cao, nhưng việc thực hiện trên thực tế đến nay chưa mang lại kết quả rõ nét.

Nhiều ý kiến nhận định, việc lạm phát hạ nhanh hơn mức dự kiến, thể hiện qua chỉ số CPI tăng thấp tháng 3 (0,16%), tháng 4 (0,05%) và tháng 5 (0,18%), giảm trong tháng 6 (-0,26%) và tháng 7 (-0,29%), cùng với việc nhập siêu giảm mạnh liên tục và xuất siêu trong 9 tháng cho thấy thực trạng đáng lo ngại về năng lực hấp thụ đầu vào và tổng cầu của nền kinh tế đang suy giảm mạnh; hai nút thắt của nền kinh tế là nợ xấu và hàng hóa tồn kho đang làm tắc nghẽn quá trình chu chuyển nguồn lực quốc gia. Bên cạnh đó, thu ngân sách nhà nước 9 tháng chỉ đạt 67,3% dự toán, là năm có tiến độ thu thấp nhất trong các năm gần đây; khả năng thu những tháng còn lại rất khó khăn, ảnh hưởng đến thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu nhưng kinh tế vĩ mô chưa định hình các yếu tố bền vững. Nguy cơ lạm phát cao vẫn tiềm ẩn; cán cân thương mại có sự cải thiện đáng kể nhưng chủ yếu do nhập khẩu giảm xuất phát từ sự khó khăn của khu vực sản xuất. Sự phối hợp trong quản lý, điều hành giá, quản lý thị trường trong một số lĩnh vực chưa thực sự hợp lý tại một số thời điểm đã tác động không tốt đến niềm tin và tâm lý thị trường, tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống, nhất là tháng 9 chỉ số giá tiêu dùng tăng đột biến do điều chỉnh tăng giá xăng, dầu, phí dịch vụ, y tế, giáo dục. Cơ chế quản lý thị trường vàng, kinh doanh vàng miếng chưa mang lại hiệu quả và chưa đạt được mục tiêu đưa giá vàng trong nước sát với giá thế giới. Có ý kiến cho rằng, diễn biến giá cả mặc dù chỉ xảy ra trong tháng 9 nhưng đòi hỏi cần chỉ đạo ngăn ngừa lạm phát cao có thể quay trở lại cuối năm và trong năm 2013.

Ủy ban kinh tế cũng bày tỏ phân vân về kết quả tăng trưởng GDP quý sau tăng cao hơn quý trước trong bối cảnh các thị trường đều giảm sút và đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đánh giá toàn diện, đầy đủ thực trạng tình hình khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; đánh giá sự tác động đến tăng trưởng, việc làm trong thời gian tới, đồng thời có các giải pháp hỗ trợ hữu hiệu báo cáo Quốc hội tại kỳ họp này.

Hàng tồn kho, nợ xấu

Đối với những tháng còn lại của năm, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cơ bản đồng tình với các giải pháp cần triển khai trong thời gian tới của Chính phủ, nhiều ý kiến cho rằng cần xử lý hài hòa giữa các vấn đề trước mắt và lâu dài, bảo đảm tính minh bạch, công khai, kỷ cương, kỷ luật trong điều hành, chủ động thông tin chính xác, rõ ràng đến người dân và doanh nghiệp để tăng thêm niềm tin, đồng thuận đối với các chính sách.

Ủy ban Kinh tế đề nghị từ nay đến Tết âm lịch tập trung các giải pháp: Khẩn trương giải quyết cơ bản các nút thắt của nền kinh tế là hàng hóa tồn kho và nợ xấu. Tồn kho hàng hóa càng lớn thì nợ xấu càng tăng lên. Do vậy, giảm hàng tồn kho vừa là giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ sản xuất, vừa là giải pháp giảm nợ xấu một cách hữu hiệu, cần tập trung xử lý các mặt hàng tồn kho cao, chủ yếu sắt thép, xi măng, vật liệu xây dựng, căn hộ nhà chung cư, đẩy mạnh tuyên truyền khuyến khích, mở các đợt bán giảm giá thu hút người tiêu dùng; tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là các mặt hàng nông, thủy, hải sản; khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của nhau nhất là những sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng hóa trong nước.

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát tính chính xác, minh bạch quy mô nợ xấu, các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu, tiếp tục cơ cấu lại nợ. Các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước nắm quyền chi phối phải chấp hành nghiêm và gương mẫu chia sẻ những khó khăn cùng doanh nghiệp; các tổ chức tín dụng cần nhận thức tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chính là tháo gỡ khó khăn cho chính hệ thống tổ chức tín dụng mình.  

Cũng theo Ủy ban này, Chính phủ cần sớm hoàn thành việc rà soát lại các công trình đầu tư dở dang đang bị giãn, hoãn tiến độ, thanh toán dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản; tập trung đầu tư hoàn thiện các dự án trọng yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, ngành, vùng, địa phương. Bên cạnh đó, cần chủ động chỉ đạo, điều hành công tác quản lý giá, quản lý chất lượng, cân đối hàng hóa phục vụ nhân dân, bình ổn thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết; bảo đảm giá vàng trong nước liên thông với giá vàng quốc tế.

Cuối cùng, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp về việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động; tăng cường quản lý nhà nước về lao động, trong đó có xuất khẩu lao động sang các nước và lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam; tiếp tục triển khai tốt cơ chế, chính sách về bảo hiểm y tế; hoàn thiện và triển khai thực hiện chính sách đối với người có công; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng
Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng

(VOV) -Toàn văn phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng

(VOV) -Toàn văn phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Quốc hội tập trung trí tuệ, đáp ứng mong đợi của dân
Quốc hội tập trung trí tuệ, đáp ứng mong đợi của dân

(VOV) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh điều này trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII.

Quốc hội tập trung trí tuệ, đáp ứng mong đợi của dân

Quốc hội tập trung trí tuệ, đáp ứng mong đợi của dân

(VOV) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh điều này trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII.

Quốc hội họp và những vấn đề nóng từ thực tiễn
Quốc hội họp và những vấn đề nóng từ thực tiễn

(VOV) -Trong năm nay, Quốc hội có 2 cuộc giám sát tối cao, đều liên quan trực tiếp đến nhân dân, trong đó chủ yếu là nông dân.

Quốc hội họp và những vấn đề nóng từ thực tiễn

Quốc hội họp và những vấn đề nóng từ thực tiễn

(VOV) -Trong năm nay, Quốc hội có 2 cuộc giám sát tối cao, đều liên quan trực tiếp đến nhân dân, trong đó chủ yếu là nông dân.

Thủ tướng báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội trước Quốc hội
Thủ tướng báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội trước Quốc hội

(VOV)- Dự trữ ngoại hối đạt trên 11 tuần nhập khẩu; cán cân thanh toán quốc tế thặng dư trên 8 tỷ USD.

Thủ tướng báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội trước Quốc hội

Thủ tướng báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội trước Quốc hội

(VOV)- Dự trữ ngoại hối đạt trên 11 tuần nhập khẩu; cán cân thanh toán quốc tế thặng dư trên 8 tỷ USD.

Cử tri kiến nghị Quốc hội nhiều vấn đề nóng
Cử tri kiến nghị Quốc hội nhiều vấn đề nóng

(VOV) -1.396 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước được tổng hợp gửi tới Quốc hội.

Cử tri kiến nghị Quốc hội nhiều vấn đề nóng

Cử tri kiến nghị Quốc hội nhiều vấn đề nóng

(VOV) -1.396 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước được tổng hợp gửi tới Quốc hội.

Thủ tướng nhận lỗi về những khuyết điểm của Chính phủ
Thủ tướng nhận lỗi về những khuyết điểm của Chính phủ

Thủ tướng đã thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành thời gian qua.

Thủ tướng nhận lỗi về những khuyết điểm của Chính phủ

Thủ tướng nhận lỗi về những khuyết điểm của Chính phủ

Thủ tướng đã thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành thời gian qua.