Tập đoàn Cao su phải thoái vốn khỏi 25 doanh nghiệp
Thứ Ba, 10:07, 08/01/2013
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt đề án tái cơ cấu giai đoạn 2012 - 2015 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Đây là tập đoàn nhà nước thứ 2 được Thủ tướng phê duyệt đề án tái cơ cấu sau Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.
Theo đề án này, ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là trồng, chế biến, kinh doanh cao su; chế biến gỗ nhân tạo; công nghiệp cao su. Tập đoàn được đầu tư kinh doanh các khu công nghiệp trên đất cao su của Tập đoàn chuyển đổi theo quy hoạch sử dụng đất được Chính phủ phê duyệt.
Đề án duy trì Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị nằm trong cơ cấu Công ty mẹ - Tập đoàn gồm: Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam; Trường Cao đẳng kỹ thuật nghiệp vụ cao su; Tạp chí Cao su; Trung tâm Y tế cao su.
Đồng thời, cũng duy trình doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ tại 22 công ty TNHH một thành viên; duy trì doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại 18 công ty cổ phần; duy trì doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ tại 20 công ty.
Công ty Tài chính TNHH một thành viên Cao su Việt Nam được thực hiện sáp nhập vào Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Về mặt tái cơ cấu tài chính và đầu tư, đề án bao gồm việc thoái 100% vốn góp của Công ty mẹ - Tập đoàn tại 23 doanh nghiệp; thoái một phần vốn góp của Công ty mẹ - Tập đoàn tại 2 doanh nghiệp. Đồng thời, đầu tư thêm vốn để giữ quyền chi phối ở Công ty cổ phần Cao su Bến Thành; đầu tư thêm vốn để chuyển Công ty cổ phần Cao su Nghệ An thành công ty con của Công ty mẹ - Tập đoàn.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, định hướng đến năm 2020; triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 514/QĐ-TTg ngày 2/5/2012.
Bên cạnh đó, phê duyệt phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên phù hợp với nội dung đề án này và để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ.
Đồng thời, có lộ trình và phương án cụ thể để hết năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn đã đầu tư vào các doanh nghiệp nêu trên. Xây dựng phương án sáp nhập Công ty Tài chính TNHH một thành viên Cao su Việt Nam vào Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, phương án đầu tư thêm vốn để chuyển Công ty cổ phần Cao su Bến Thành và Công ty cổ phần Cao su Nghệ An thành công ty con của Công ty mẹ - Tập đoàn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định./.
Theo đề án này, ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là trồng, chế biến, kinh doanh cao su; chế biến gỗ nhân tạo; công nghiệp cao su. Tập đoàn được đầu tư kinh doanh các khu công nghiệp trên đất cao su của Tập đoàn chuyển đổi theo quy hoạch sử dụng đất được Chính phủ phê duyệt.
Đề án duy trì Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị nằm trong cơ cấu Công ty mẹ - Tập đoàn gồm: Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam; Trường Cao đẳng kỹ thuật nghiệp vụ cao su; Tạp chí Cao su; Trung tâm Y tế cao su.
Đồng thời, cũng duy trình doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ tại 22 công ty TNHH một thành viên; duy trì doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại 18 công ty cổ phần; duy trì doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ tại 20 công ty.
Công ty Tài chính TNHH một thành viên Cao su Việt Nam được thực hiện sáp nhập vào Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Về mặt tái cơ cấu tài chính và đầu tư, đề án bao gồm việc thoái 100% vốn góp của Công ty mẹ - Tập đoàn tại 23 doanh nghiệp; thoái một phần vốn góp của Công ty mẹ - Tập đoàn tại 2 doanh nghiệp. Đồng thời, đầu tư thêm vốn để giữ quyền chi phối ở Công ty cổ phần Cao su Bến Thành; đầu tư thêm vốn để chuyển Công ty cổ phần Cao su Nghệ An thành công ty con của Công ty mẹ - Tập đoàn.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, định hướng đến năm 2020; triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 514/QĐ-TTg ngày 2/5/2012.
Bên cạnh đó, phê duyệt phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên phù hợp với nội dung đề án này và để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ.
Đồng thời, có lộ trình và phương án cụ thể để hết năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn đã đầu tư vào các doanh nghiệp nêu trên. Xây dựng phương án sáp nhập Công ty Tài chính TNHH một thành viên Cao su Việt Nam vào Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, phương án đầu tư thêm vốn để chuyển Công ty cổ phần Cao su Bến Thành và Công ty cổ phần Cao su Nghệ An thành công ty con của Công ty mẹ - Tập đoàn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định./.