Thái Nguyên: Chuyển đổi số để phát triển nhanh và bền vững

VOV.VN - Với quyết tâm của chính quyền, cùng sự đồng thuận, hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp… chương trình chuyển đổi số tại Thái Nguyên ghi nhận những kết quả thiết thực, trở thành điểm sáng của quốc gia.

Những bước chuyển mình mạnh mẽ

Xác định chuyển đổi số tạo cơ hội bứt phá để “đi tắt, đón đầu” trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng tỉnh Thái Nguyên phát triển bền vững, thời gian qua Thái Nguyên nỗ lực thực hiện Nghị quyết số 01 về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Sự vào cuộc của các cấp chính quyền đã mở ra hướng đi mới, tạo sức sống mới mang lại hiệu quả trên ba trụ cột là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, tác động tích cực đến các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Điểm nhấn của chính quyền số Thái Nguyên là việc đưa vào sử dụng Trung tâm Điều hành đô thị thông minh (IOC) với 11 nền tảng công nghệ số; cùng với đó ứng dụng công dân số Thái Nguyên “C-ThaiNguyen” thu hút 225.655 lượt cài đặt, sử dụng. Thái Nguyên đã phát triển nền tảng xã hội số “Thai Nguyen ID” nhằm xây dựng và phát triển một hệ sinh thái trên môi trường số, lấy người dân là trung tâm, cung cấp cho người dân, doanh nghiệp những tiện ích số hữu hiệu phục vụ cuộc sống. Những thay đổi này như “cánh tay nối dài” tăng cường thêm kênh tương tác giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp.

Tại Thái Nguyên, 100% thủ tục hành chính công mức độ 4 được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh, 100% cuộc họp đã được triển khai giải pháp phòng họp không giấy; hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được xây dựng, kết nối từ Trung ương về tỉnh, 9 đơn vị cấp huyện và 178 đơn vị cấp xã.

Trong đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật thực hiện chuyển đổi số, tỉnh đã mời gọi, thu hút đầu tư, liên kết với các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông lớn như Tập đoàn Viettel, Tập đoàn VNPT, Công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn... Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.500 tuyến truyền dẫn nội tỉnh, 100% các tuyến truyền dẫn cáp quang được xây dựng đến các xã; 100% cơ quan, tổ chức và 99% khu vực dân cư được kết nối internet băng thông rộng cố định; mạng 5G đã được triển khai..., tạo bước đột phá về phát triển nền tảng hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin.

Bộ mặt đô thị thông minh đang dần hiện hữu và hình thành tại TP.Thái Nguyên, TP.Sông Công và thị xã Phổ Yên. Đặc biệt, tại xã La Bằng (huyện Đại Từ) và xã Sảng Mộc (huyện Võ Nhai) được lựa chọn thí điểm xây dựng xã thông minh, cáp quang được kéo đến tận thôn, xóm; hệ thống cụm loa thông minh phát theo hai khung giờ mỗi ngày, giúp hơn 80% hộ dân tiếp cận được thông tin thiết yếu, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nền tảng khám bệnh từ xa đã giúp người dân không phải đi lại nhiều lần mà vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe; người dân có thể thực hiện TTHC ngay tại nhà qua các thiết bị công nghệ và môi trường số.

Nhờ chuyển đổi số, các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá… cũng đã từng bước thích ứng linh hoạt, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người dân và xu thế phát triển chung. Các dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội đều được thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Hơn 1.000 sản phẩm đã được đưa lên sàn giao dịch TMĐT của tỉnh, trong đó có 129 sản phẩm OCOP; trên 17.000 hộ sản xuất nông nghiệp đã được mở gian hàng trên sàn TMĐT…

Thái Nguyên vào Top 10 tỉnh, thành đứng đầu về chuyển đổi số

Theo chỉ số đánh giá chuyển đổi số - DTI 2021 do Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện, tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố về chuyển đổi số, tăng 4 bậc so với năm 2020.

Điểm DTI (Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia) năm 2021 là tổng điểm của 9 chỉ số chính (với 98 chỉ số thành phần).

Theo đó, 9 chỉ số chính được phân thành Nhóm chỉ số nền tảng chung (nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, đô thị thông minh) và Nhóm chỉ số về hoạt động (hoạt động chính quyền số, kinh tế số và xã hội số). Tại 3 trụ cột của chuyển đổi số, Thái Nguyên đứng thứ 9/63 tỉnh, thành về chính quyền số; 5/63 tỉnh, thành về kinh tế số và 8/63 tỉnh, thành về xã hội số.

Để chuyển đổi số thành công, thời gian qua, chính quyền Thái Nguyên chú trọng nâng cao nhận thức, vai trò, ý nghĩa của chuyển đổi số, trong đó tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết 01 tới cán bộ, đảng viên; tổ chức các khóa học bồi dưỡng nâng cao nhận thức, phương pháp, cách thức chuyển đổi số đối với hệ thống chính trị, tất cả cán bộ cấp xã, lãnh đạo doanh nghiệp. Các cấp, các ngành trong tỉnh đều xây dựng chương trình, kế hoạch chuyển đổi số một cách thiết thực, phù hợp.

“Hâm nóng” quyết tâm, lan tỏa tinh thần, cùng với sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, Thái Nguyên tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, đến năm 2030 thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Để chuyển đổi số, doanh nghiệp phải có lộ trình phù hợp
Để chuyển đổi số, doanh nghiệp phải có lộ trình phù hợp

VOV.VN - Theo các chuyên gia kinh tế, để doanh nghiệp Việt chuyển đổi số thành công, mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược, cũng như lộ trình chuyển đổi số phù hợp, nhằm đạt hiệu quả với chi phí hợp lý.

Để chuyển đổi số, doanh nghiệp phải có lộ trình phù hợp

Để chuyển đổi số, doanh nghiệp phải có lộ trình phù hợp

VOV.VN - Theo các chuyên gia kinh tế, để doanh nghiệp Việt chuyển đổi số thành công, mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược, cũng như lộ trình chuyển đổi số phù hợp, nhằm đạt hiệu quả với chi phí hợp lý.

Nhìn lại một năm chuyển đổi số quốc gia 2022
Nhìn lại một năm chuyển đổi số quốc gia 2022

VOV.VN - Công cuộc chuyển đổi số đang có những bước tiến ngày càng tích cực: Năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên có tên trên bản đồ số toàn cầu; 2021 - Việt Nam có Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia; 2022 - Việt Nam tổ chức Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, với nhiều hoạt động... Chuyển đổi số đang dần “ngấm” vào từng người dân, qua nhiều cách thức khác nhau.

Nhìn lại một năm chuyển đổi số quốc gia 2022

Nhìn lại một năm chuyển đổi số quốc gia 2022

VOV.VN - Công cuộc chuyển đổi số đang có những bước tiến ngày càng tích cực: Năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên có tên trên bản đồ số toàn cầu; 2021 - Việt Nam có Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia; 2022 - Việt Nam tổ chức Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, với nhiều hoạt động... Chuyển đổi số đang dần “ngấm” vào từng người dân, qua nhiều cách thức khác nhau.

Tiêu dùng số - góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia
Tiêu dùng số - góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

VOV.VN - Muốn phát triển kinh tế số phải tạo điều kiện tối đa cho thương mại điện tử bởi đây là lĩnh vực tiên phong - dẫn dắt nền kinh tế số Việt Nam. Trong đó, mua-bán online hay giao thương trực tuyến là hoạt động nổi bật, khẳng định rõ nhất hiệu quả của thương mại điện tử.

Tiêu dùng số - góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Tiêu dùng số - góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

VOV.VN - Muốn phát triển kinh tế số phải tạo điều kiện tối đa cho thương mại điện tử bởi đây là lĩnh vực tiên phong - dẫn dắt nền kinh tế số Việt Nam. Trong đó, mua-bán online hay giao thương trực tuyến là hoạt động nổi bật, khẳng định rõ nhất hiệu quả của thương mại điện tử.